Nhân tố tác động tới chính sách hợptác quốc tế về KHCN&ĐMST

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 50)

2.3.1. Nhóm nhân tố quốc tế

Thứ nhất, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa hoạt động HTQTvề KHCN&ĐMST trở thành một xu hướng tất yếu trong quan hệ quốc tế. Khi độ mở trong nền kinh tế của các quốc gia ngày càng lớn, tất cả các quốc gia tham gia vào nền kinh tế thế giới

đều trở nên dễ tổn thương hơn. Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, chỉ cần một bất ổn diễn ra tại một nền kinh tế nhỏ cũng có thể lan ra toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các quốc gia, nhất là các nước phát triển, không chỉ hướng chính sách của mình tập trung vào các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của riêng đất nước mình, mà còn tìm cách để gia tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế toàn cầu trước những cú sốc kinh tế lẫn phi kinh tế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Một trong những giải pháp mà các quốc gia phát triển đồng thuận trong việc triển khai, mặc dù có thể là ở các mức độ khác nhau, đó là tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST nhằm chuyển giao một phần các thành tựu KH&CN sang các quốc gia kém phát triển, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nguồn lao động của các quốc gia này, thu hẹp khoảng cách về phát triển và gia năng năng lực sản xuất của các nước này, để từ đó tạo lập nên một môi trường kinh tế toàn cầu, ổn định và vững vàng cho sự phát triển cao hơn nữa trong tương lai.

Để đo lường toàn cầu hóa, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những cách thức đo lường gián tiếp thông qua các biến số như độ mở của nền kinh tế, tỷ trọng thương mại trên GDP. Tuy nhiên, toàn cầu hóa là một biến số tổng hợp với nhiều chiều cạnh khác nhau. Do đó, trong nghiên cứu này, NCS lựa chọn chỉ số toàn cầu hóa của Viện Nghiên cứu KOF đề xuất năm 2006 và được điều chỉnh lại vào năm 2019. Theo đó, chỉ số toàn cầu hóa đo lường mức độ toàn cầu hóa của các quốc gia trên thế giới với những thành tố sau: (i) toàn cầu hóa kinh tế; (ii) toàn cầu hóa xã hội; và (iii) toàn cầu hóa chính trị. Dữ liệu mới nhất về chỉ số toàn cầu hóa được cập nhật đến năm 2018.

Thứ hai là những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nếu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đưa hoạt động HTQT về KHCN&ĐMST trở thành tất yếu thì những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đẩy nhanh quá trình này. Một loạt các công nghệ mới ra đơi như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, máy in 3D, v.v. đã làm thay đổi về căn bản phương thức nền kinh tế sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Đồng thời những thành tựu mới liên tục ra đời với khoảng cách giữa các thế hệ công nghệ ngày càng ngắn khiến cho các nền kinh tế lớn trên thế giới nhiệt tình hơn trong việc đi tìm đầu ra để chuyển giao công nghệ cũ, cố gắng

khai thác những lợi ích còn lại trước khi triệt để thay thế bằng những dây chuyền công nghệ hiện đại hơn. Điều đó là cơ hội để các nước đang phát triển tiếp nhận được các công nghệ gần tối tân nhất, và do khoảng cách về thời gian giữa các thế hệ công nghệ ngày càng ngắn, những quốc gia nào có thể nắm bắt nhanh chóng những công nghệ gần tối tân nhất này sớm thì càng có thể tự tin hơn vào cơ hội bắt kịp và trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về KHCN&ĐMST.

Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ tư có thể được tận dụng hay không còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng chuyển hóa khoa học, công nghệ của các quốc gia này. Do đó, nhân tố ảnh hưởng này có thể được đo lường thông qua việc xác định mức độ sẵn sàng ở cấp độ quốc gia đối với cuộc cách mạng khoa học, công nghệ. Để làm được điều đó, cần thiết giả định mỗi một quốc gia có sự lựa chọn riêng của mình về phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên mức độ sẵn sàng và khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên thế giới thông qua chính sách hợp tác quốc tế của mình.

Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu đo lường về mức độ sẵn sàng đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, gần đây trong một nghiên cứu đã đưa ra phương pháp và kết quả đo mức độ sẵn sàng ở cấp độ quốc gia đối với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ số này được đo lường dựa trên các chỉ số thành phần: (i) hệ thống mạng internet; (ii) Internet vạn vật; (iii) dịch vụ internet; và (iv) nhà máy thông minh. Phương pháp đo lường này mới được áp dụng cho các quốc gia trong liên minh Châu Âu mà chưa được áp dụng cho toàn cầu. Do đó, dữ liệu phân tích sẽ được giới hạn trong phạm vi các quốc gia trong liên minh Châu Âu thay vì toàn bộ mẫu nghiên cứu của luận án.

2.3.2. Nhóm nhân tố quốc gia

Thứ nhất là định hướng phát triển quốc gia. Hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST

chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi định hướng phát triển của quốc gia và vai trò của KHCN&ĐMST đối với phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Vai trò của KH&CN là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế (Solow, 1970; Rommer, 1987; Lucas, 1988) và gần đây là đổi mới sáng tạo (Wang và đồng nghiệp, 2005; Fagerberg và đồng nghiệp; 2010; Bae & Yoo, 2015) đã thúc đẩy nền kinh tế tăng

phát triển trong việc tạo ra những ngành sáng tạo mới. Nhiều quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của nguồn lực ngày trong việc phát triển kinh tế và đã chú trọng phát triển từ rất sớm đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho ĐMST như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Liên Minh Châu Âu và hiện này hầu hết cac quốc gia trên thế giới đều cho rằng để phát triển được kinh tế cần phải dựa vào KHCN&ĐMST.

Thứ hai, trình độ khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia. Hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, trước khi xét đến đối tác, nội dung hay công cụ thực hiện, thì cần khẳng định rằng đó là một hoạt động hợp tác. Điều đó đồng nghĩa với việc hoạt động này được thực hiện dựa trên nguyên tắc phối hợp cùng có lợi. Nói cách khác, quá trình hợp tác giữa các quốc gia, dù là song phương hay đa phương, chỉ có để thực hiện được nếu các bên cùng cống hiến nguồn lực để thực hiện những hành đồng đã được thống nhất về mục tiêu chung. Cụ thể, hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế chỉ có thể được thực hiện nếu mỗi quốc gia cùng thực hiện dỡ bỏ các rào cản thương mại và phi thương mại để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất gặp nhau trong cùng một doanh nghiệp. Hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST cũng được thực hiện trên nguyên tắc chung này. Các quốc gia khi tham gia vào quá trình cũng cần có nguồn lực và sự chuẩn bị nhất định khi mang đến sân chơi hợp tác quốc tế. Sự chuẩn bị này trong KHCN&ĐMST thể hiện ở chính ở trình độ khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo của mỗi quốc gia. Các quốc giá có trình độ khoa học, công nghệ phát triển cao sẽ đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình hợp tác, chủ động lựa chọn các ngành, lĩnh vực mà mình muốn tham gia vào quá trình hợp tác cũng như khai thác được tối đa nguồn lực chi phí thấp từ các quốc gia còn lại. Trong khi đó, các nước có trình độ KH&CN kém phát triển hơn sẽ được kỳ vọng phải bỏ ra nhiều nỗ lực hơn khi tham gia vào hợp tác để có thể gánh vác được phần trách nhiệm của mình nhưng lại chỉ nhận được những lợi ích tương đương hoặc kém hơn các quốc gia đóng vai trò dẫn dắt nêu trên. Ngược lại, ở một góc độ kém tích cực hơn, những nước có trình độ KH&CN kém phát triển trong nhiều tình huống thậm chí còn không có khả năng tiếp nhận những công nghệ và dây chuyền sản xuất đã được chuyển giao do không có điều kiện cơ sở vật chất để triển khai hoặc không có đủ nhân lực để vận hành. Những quốc gia như vậy, phần lớn không thể tham gia

vào quá trình hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và chấp nhận luôn là những quốc gia lạc hậu với nguy cơ tụt lại phía sau.

Chính vì vậy, các chính sách của mỗi quốc gia đối với hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST cần phải được xây dựng dựa trên nguồn lực và điều kiện nội tại của mỗi quốc gia. Trong quá trình xây dựng các chính sách hợp tác, chính phủ mỗi nước cần định vị được trình độ KH&CN và năng lực ĐMST của mình, xác định rõ vị thế của mình trong từng quan hệ hợp tác, là người dẫn dắt, người phối hợp hay người tiếp nhận để lựa chọn mục tiêu và công cụ chính sách phù hợp.

Trình độ khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo ở cấp quốc gia được đo lường gián tiếp thông qua việc xếp hạng các quốc gia theo từng giai đoạn phát triển của các quốc gia trên thế giới của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Theo đó các quốc gia sẽ được sắp xếp thành ba nhóm sau: (i) phát triển dựa trên nguồn lực -hàm

ý năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp; (ii) phát triển dựa trên hiệu quả- hàm ý năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở mức trung bình; và (iii) phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo- hàm ý năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở mức cao.

Thứ ba là năng lực và sự sẵn sàng của nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ

và đổi mới sáng tạo. Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo chính là vai trò trung tâm của con người, mà cụ thể hơn ở đây là những cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực khoa học như học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, v.v. Quá trình hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, xét về bản chất, chính là quá trình tương tác, phối hợp giữa các cá nhân có quốc tịch khác nhau, cùng tham gia thực hiện các hoạt động có tính khám phá và sáng tạo nhằm phát hiện ra tri thức mới, kỹ năng mới hoặc các bí quyết, ứng dụng mới cho những tri thức, kỹ thuật sẵn có. Theo đó, các chính sách liên quan tới hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST chính là những công cụ chính sách của các nhà nước nhằm tạo điều kiện vật chất và phi vật chất để các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học có cơ hội làm việc và trao đổi với nhau nhằm đat tới mục tiêu chung là sự phát triển của nền khoa học, công nghệ của các quốc gia tham gia quá trình hợp tác.

Với đặc trưng về mặt bản chất như vậy, không khó để nhận ra rằng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST chính là sự sẵn sàng của nguồn nhân lực. Sự sẵn sàng ở đây được xem xét trên cả 3 khía cạnh: (i) số lượng; (ii) chất lượng; (iii) sự đa dạng. Trong đó, sự sẵn sàng về mặt số lượng các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KHCN&ĐMST sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hội và khả năng tìm kiếm hơn cũng như tăng tính cạnh tranh và tương tác trong quá trình hợp tác. Sự sẵn sàng về mặt chất lượng thể hiện ở khả năng đóng góp và tạo ra tri thức mới của mỗi quốc gia khi tham gia vào quan hệ hợp tác. Cuối cùng, sự đa dạng của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KHCN&ĐMST tạo cơ hội cho sự phát triển đồng bộ và toàn diện của các ngành, phân ngành khoa học, đặc biệt là những phân ngành thực sự chuyên sâu là xu hướng phát triển chung của nghiên cứu khoa học trong tương lai.

Để đo lường nhân tố về năng lực và mức độ sẵn sàng của nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, NCS lựa chọn bộ dữ liệu gần đây nhất của Ngân hàng thế giới đo lường chỉ số vốn nhân lực (Human Capital Index) cho gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bộ dữ liệu này được tiến hành xây dựng cho hai năm 2018 và 2020. Theo đó, vốn nhân lực được đo lường thông qua sự đóng góp của giáo dục và sức khỏe của người lao động tới năng suất lao động và khả năng làm việc của họ. Việc lựa chọn dữ liệu này cho phép NCS có thể trình bày được không chỉ thực trạng mà còn tiềm năng của nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vốn đòi hỏi chất lượng vốn nhân lực ở mức cao.

Thứ tư, khung khổ pháp lý và hệ thống thể chế chung của quốc gia.Đây là yếu tố có tính chất ảnh hưởng chung gần như tới tất cả các chính sách hợp tác quốc tế của bất kỳ một quốc gia nào và lĩnh vực KHCN&ĐMST không phải là một ngoại lệ. Trước hết, khung khổ pháp lý và thể chế có tính thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST phải là hệ thống pháp lý công bằng, thuận tiện, thống nhất và dễ thực thi. Đặc biệt trong lĩnh vực KHCN&ĐMST, mỗi thành tựu thu được được đều là sự cống hiến rất lớn về thời gian và công sức nhưng lại rất dễ bị bắt chước và nhanh chóng được nhập chung vào kho tàng tri thức của nhân loại. Chính vì vậy, những sự bảo hộ không đầy đủ hay ít tạo điều kiện đến từ hệ thống pháp luật sẽ là rào cản rất lớn cho hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST. Không chỉ có thế,

sự thiếu ổn định trong hệ thống các quy định pháp luật cũng sẽ là một nguy cơ không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi các chính sách hợp tác này. Đối với nhân tố này, nghiên cứu sinh lựa chọn bộ dữ liệu về quản trị quốc gia của Ngân hàng thế giới để lựa chọn các biến số phù hợp đo lượng mức độ hiệu quả, chất lượng của hệ thống pháp lý và thể chế chung của quốc gia. Theo đó các biến số lựa chọn từ bộ dữ liệu bao gồm: (i) hiệu quả của chính phủ; (ii) tinh thần thượng tôn pháp luật; và (iii) hiệu quả của thể chế.

2.4. Tiêu chí phản ánh kết quả chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Các yếu tố cơ bản của chính sách thường bao gồm các yếu tố đầu vào-là nguồn lực của chính sách, hoạt động-là những hành động thực hiện chính sách, đầu ra (outputs)- là các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi chính sách và kết quả (outcomes)-là những ảnh hưởng/thành tựu của chính sách và tác động của chính sách- là những ảnh hưởng lâu dài của chính sách, đây là cái đích cuối cùng mà chính sách hướng tới. Đối với chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST, đầu ra chính sách rất đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tham gia vào hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST là chính phủ, doanh nghiệp, hay cá nhân, hay tổ chức nghiên cứu v.v. như là số lượng thỏa thuận hợp tác về KHCN&ĐMST, lượng pattents, số nghiên cứu sinh, thạc sỹ được đào tạo, dòng vốn FDI vào lĩnh vực KHCN&ĐMST v.v.và các chỉ số kết quả(outcomes) bị ảnh hưởng bởi các nhân tố mà những nhà lập pháp có thể kiểm soát được và có thể không kiểm soát được (Schuman, 2016).

Các quốc gia trong Liên minh Châu Âu hợp tác về KHCN&ĐMST với rất nhiều mục tiêu (Boekholt và đồng nghiệp, 2009), gồm cả những mục tiêu chỉ tập trung vào khoa học, công nghệ như thu hút nhân lực về Khoa học, công nghệ cũng như những mục tiêu lớn hơn giải quyết các vấn đề toàn cầu, hỗ trợ các quốc gia kém phát triển xây dựng năng lực KHCN&ĐMST. Mặc dù có sự khác biệt về địa lý, trình độ phát triển khoa học, công nghệ và nên kinh tế, nhưng các nước Châu Âu và nhiều nước Châu Á đều có chung mục tiêu là tăng năng lực cạnh tranh nền kinh tế qua việc hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST (Boekholt, 2009; Lu và Li, 2010; Momaya, 2011; Cho, 2016).

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI-Global competitiveness index): là một chỉ số tổng hợp nằm trong báo cáo thường niên do Diễn đàn kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho việt nam (Trang 50)