Trong chăm sóc sức khỏe, Bộ Y Tế dùng đến thuật ngữ “tâm thần” cho cả hai trạng thái: bệnh tật (tiêu cực) và khỏe mạnh (tích cực); sự phân biệt các trạng thái này được các từ đi kèm thể hiện: Bệnh và sức
khỏe. Các tài liệu chính thức trong quản ly ngành, tại các cơ sở đào tạo, và tài liệu giáo dục dân chúng,
đều được Bộ Y Tế thống nhất dùng sức khỏe tâm thần (nửa đi song hành với sức khỏe thực thể) và
bệnh tâm thần (tình trạng không còn bình thường của sức khỏe tâm thần, cần sự chăm sóc y tế).
Với quốc tế (tiếng Anh), chúng ta gặp các từ: mental health, mental disorders, và mental illness. Như vậy, có thể nói, tương ứng với mental trong tiếng Anh, đã được ngành y tế dung cụm từ tâm thần trong tiếng Việt.
Trang | 30
Tuy nhiên, đại đa số người dân, và ngay cả hệ thống công chức nhà nước trong và ngoài ngành y, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khi nghe nói đến “tâm thần”, người ta nghĩ ngay đến bệnh, trạng thái “tiêu cực”, không mấy ai nghĩ đến trạng thái “tích cực” như Bộ Y Tế mong muốn. Bằng chứng từ một cuộc điều tra cộng đồng do trung tâm RTCCD thực hiện năm 2007 trong khuôn khổ đánh giá dự án quốc gia về “bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” triển khai tại Hà Nam và Hà Tây, phỏng vấn 146 nhân viên y tế và người dân, họ nghĩ đến gì khi nghe từ “tâm thần”? tuyệt đại đa số đều đưa ra sự liên tưởng đến người có những bất thường về cảm xúc, ngôn ngữ, hành vi…tóm lại là “bệnh”. Việc thêm từ “bệnh” trở nên “thừa”, trong khi thêm “sức khỏe” không làm thay đổi được sự liên hệ sang trạng thái “không bệnh” của từ “tâm thần”.