Từ năm 2003, khi tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu 2000 bà mẹ có trẻ 1 tuổi và 1000 trẻ độ tuổi học lớp 2, lớp 3 trong khuôn khổ nghiên cứu nghèo khổ trẻ em Young Lives, nhóm nghiên cứu của trung tâm RTCCD gặp phải tình huống kết quả điều tra cho thấy có đến 20% các bà mẹ và 20 % trẻ em có kết quả trả lời mẫu SRQ20 (cho bà mẹ) và SDQ25 (cho trẻ em) thuộc nhóm “không còn bình thường xét về mental health”, theo chuẩn quốc tế.
Dùng từ “bệnh tâm thần” để chỉ nhóm đối tượng này không ổn- vì thực tế, tất cả số họ vẫn đang sống và sinh hoạt như người bình thường tại cộng đồng, không ai được nói là có “bệnh tâm thần” trước đó! Xét với các cụm từ liên quan đến tinh thần hoặc tâm trí, cụm từ “rối nhiễu tâm trí” dùng trong trường hợp này thích hợp hơn cả, được các bên tham gia nghiên cứu và cả cộng đồng nơi điều tra diễn ra chấp nhận.
Điều tra cộng đồng của trung tâm RTCCD năm 2007 cũng chỉ ra, khi nói đến “tâm trí”, tất cả đều liên tưởng đến “suy nghĩ; hoạt động của não bộ”, chỉ trạng thái tích cực. Khái niệm “sức khỏe tâm trí” thẻ hiện trạng thái khỏe mạnh, và “rối nhiễu tâm trí” được người dân liên tưởng đến “bệnh” nhưng ở mức độ và trạng thái “tích cực hơn, dễ chấp nhận hơn, nhẹ hơn” so với “bệnh tâm thần”.
Tâm thần - khía cạnh bên trong, mang tính cơ sở, bền vững, liên quan đến hoạt động của não bộ và sử dụng thực tế nghiêng nhiều về bất thường: tâm thần (bệnh); thần sắc bạc nhược, thất thần!
Tinh thần - Khía cạnh nội lực, ý chí, kết quả của sự điều chỉnh bên trong; liên quan đến hoạt động của não bộ; bản thân từ nằm ở trạng thái xu hướng tích cực.
Ngay cả khi ở trang thái không mong muốn cũng không hàm ý bệnh: “Tinh thần
lên rất cao”! “Mất tinh thần, hoảng loạn!”
Tâm trí - Khía cạnh hoạt động, diễn biến trí tuệ, não bộ; từ ẩn chứa trạng thái xu hướng tích cực ngay cả khi thể hiện cho trạng thái không còn bình thường: “Tâm trí để đâu mà làm như thế hở con?”; “rối nhiễu tâm trí!”
Trang | 32
Như vậy, để có thể mô tả được hết các trạng thái tích cực và tiêu cực của phần “mental” trong chúng ta, liệu có sự phù hợp khi ta đưa “tâm trí” vào sử dung? Hình 1 dưới đây cho thấy điều này là có thể được khi ta dùng: sức khỏe tâm trí để chỉ chung về mảng song hành với sức khỏe thực thê của mỗi chúng ta;
rối nhiễu tâm trí khi nói đến sức khỏe tâm trí ở trạng thái lệch lạc không còn bình thường, và bệnh tâm thần ở trạng thái nặng hơn của rối nhiễu tâm trí, bệnh cần can thiệp y tế.
Hình 1- Mô hình giải thích các trạng thái khỏe mạnh (tích cực) và bệnh (tiêu cực) qua việc sử dụng các