Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, và người thầy dùng ngôn ngữ Việt – Đại thi hào Nguyễn Du- đã chỉ ra cho ta sự khác nhau trong dùng từ để chỉ trạng thái tích cực- tiêu cực của mảng “mental”- cái bên trong, sản phẩm hoạt động của não bộ, làm nên phần hồn của con người. Ông dùng: Tinh thần (chỉ trạng thái tích cực) và Tâm thần (chỉ trạng thái tiêu cực).
Đây là đoạn tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều- trạng thái tích cực (câu 17):
Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười!
Và đây khi tả nội tâm (suy nghĩ, xúc cảm) và sự biểu hiện ra ngoài (lời nói, vẻ mặt, hành vi) của Thúy Kiều, khi đứng bên mộ Đạm Tiên ở trạng thái tiêu cực (câu 101):
“Lại càng mê mẩn tâm thần, Lại càng đứng lặng tần ngần xót xa”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu nói nổi tiếng khi “định nghĩa” về sức khỏe:
Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, vậy là sức khỏe!
Trong xã hội, phổ diễn biến “tinh thần” ở mỗi người được mô tả theo chiều “dương” mà không có “chiều âm”- chẳng hạn người ta nói tinh thần lên cao, xuống thấp, hoặc mất hết tinh thần..., tất cả đều không đưa lại sự liên tưởng đến “bệnh”.
Khi đề cập đến trạng thái trung tính của sức khỏe, không nói đến bệnh, các bài viết bên ngoài ngành y, thường gặp nhất bên các ngành xã hội, có xu hướng dùng sức khỏe tinh thần, thay cho sức khỏe tâm thần!
Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong nhà tù chính quyền Quốc Dân Đảng đã có câu thơ rất hay khi nói về “thân thể và tinh thần” của Người:
Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao! Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao!
Và như thế, việc người dân hiểu và dùng từ “tâm thần” chỉ trong trường hợp mô tả trạng thái tiêu cực, bệnh, và không hiểu sang nghĩa trung tính của sức khỏe hoặc “khỏe mạnh, tích cực” như ngành y chủ trương, là vấn đề ngôn từ cuộc sống. Việc chờ đợi xã hội vận động theo hướng dùng “tâm thần” cho cả hai trạng thái “bệnh- tiêu cực”, và “sức khỏe – tích cực” như Bộ Y Tế và ngành tâm thần vẫn dùng, chắc chắn rất khó thành, bởi nghĩa của từ tâm thần trong cuộc sống (trước khi hệ thống y tế Việt Nam có ngành tâm thần!) hàm chứa nội dung “bệnh”!
Trang | 31
Phát triển nghề công tác xã hội, giáo dục người dân dự phòng bệnh tâm thần... chắc chắn có liên quan đến việc dùng thuật ngữ chính xác chuyển tải được tình trạng của nửa “mental health” trong mối chúng ta, cả khi “có bệnh” và khi “khỏe mạnh”.