LINCOMYCIN HYDROCLORID Tên biệt dược: Lincocin, Cillimycin

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRONG BỆNH VIỆN (Trang 31 - 32)

Tên biệt dược: Lincocin, Cillimycin...

3.14.1. Dạng thuốc, hàm lượng

Viên nang 250, 500mg. Ống tiêm 300mg và 600mg/2ml.

3.14.2. Tính chất

Lincomycin được phân lập từ Streptomyces lincolnensis ở dạng kết tinh trắng, mùi nhẹ và đặc biệt, vị đắng, tan trong nước, ít tan trong Ethanol. Tuy có cấu trúc khác hẳn Erythromycin nhưng phổ tác dụng, cơ chế tác dụng giống như Erythromycin nên thường được xếp cùng vào kháng sinh họ Macrolid.

3.14.3. Tác dụng

Thuốc có tác dụng trên phần lớn các cầu khuẩn Gram dương nhất là tụ cầu, liên cầu, phế cầu và các chủng kỵ khí, đặc biệt các vi khuẩn này trong xương, da và các mô.

Lincomycin còn có tác dụng với tụ cầu đã kháng với các kháng sinh khác. Do thuốc xâm nhập nhiều vào mô xương nên thích hợp với các chứng viêm xương tủy.

3.14.4. Chỉ định

Các nhiễm khuẩn nặng do liên cầu, phế cầu, tụ cầu ở xương, da, tai, mũi, họng, phổi, viêm xương tủy, sinh dục và nhiễm khuẩn huyết.

3.14.5. Cách dùng, liều dùng

- Người lớn uống xa bữa ăn từ 1,5 – 2g/24h, chia 3 - 4 lần/ngày. Tiêm bắp 600 – 1500mg/24h, chia 2- 3 lần hoặc truyền tĩnh mạch phải pha vào dung dịch Natri clorid 0,9% hoặc dung dịch Glucose 5% 600mg/lần, ngày 2 – 3 lần.

- Trẻ em uống 30 - 60mg/kg/24h hoặc tiêm bắp 10 – 20mg/kg/24h, chia làm 3 lần.

32

Gây nôn, gây viêm miệng, viêm lưỡi, tiêu chảy (do mất cân bằng tạp khuẩn ở ruột).

3.14.7. Chống chỉ định

Mẫn cảm với thuốc và Clindamycin, phụ nữ có thai, đang thời kỳ cho con bú, trẻ sơ sinh, nhiễm khuẩn kèm nhiễm nấm Candida albicans, viêm màng não.

3.14.8. Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC TRONG BỆNH VIỆN (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)