28trong việc kiểm tra, cập nhật tiến độ giải ngân nửa tháng 1 lần, thậm chí đến từng

Một phần của tài liệu 27d98d5a1554da5dĐiểm tin số 3 tháng 8 (Trang 28 - 29)

trong việc kiểm tra, cập nhật tiến độ giải ngân nửa tháng 1 lần, thậm chí đến từng

dự án cũng mang lại cải thiện rõ nét ở nhiều địa phương.

Cũng bắt đầu từ tháng 8 này, Chính phủ sẽ thực hiện việc điều chuyển vốn từ những bộ, ngành, địa phương có kết quả giải ngân thấp sang các đơn vị làm tốt hơn. Từng Bộ ngành, địa phương cũng sẽ áp dụng phương án này cho các dự án mà mình đang quản lý nhằm đốc thúc giải ngân và sử dụng vốn hiệu quả.

Đứng đầu về số vốn đầu tư công phải giải ngân trong năm nay với hơn 39.000 tỷ đồng, Bộ GTVT cho biết, đến hết tháng 7, tỷ lệ giải ngân đã đạt trên 40%. Đặc biệt, với dự án trọng điểm cao tốc Bắc - Nam, mới đây Quốc hội đã cho phép chuyển đổi thêm 3 dự án thành phần từ đầu tư theo hình thứ PPP sang đầu tư công và phải phấn đầu khởi công vào cuối tháng 9 tới theo yêu cầu của Thủ tướng. Do đó, Bộ GTVT đang phải gấp rút cùng các địa phương giải ngân để có mặt bằng sạch cho các dự án.

Về phía các địa phương, 7 tháng năm nay, nhiều địa phương có số vốn giao lớn nhưng tỷ lệ thực hiện khá tích cực. Ngay sau khi 7 tổ công tác đặc biệt gỡ vướng cho công tác giải ngân vốn đầu tư công được thành lập, Thủ tướng, các phó Thủ tướng và Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành cũng đã liên tục làm việc với các địa phương để đốc thúc nhiệm vụ này. Không ít các địa phương đã đưa ra cam kết sẽ giải ngân 100% vốn kế hoạch của năm nay. Dẫn đầu về số vốn giải ngân từ đầu năm đến nay là Hà Nội, TP.HCM, với mức tăng so với cùng kỳ năm 2019, lên tới 73%.

Lũy kế 7 tháng, TP.HCM đã giải ngân hơn 17.000 tỷ đồng vốn đầu tư công bằng gần 36% kế hoạch năm và tăng 73% so với cùng kỳ năm trước. Theo thành phố, có được kết quả này nhờ vào sự chỉ đạo quyết liệt từ trung ương và việc khẩn trương triển khai áp dụng thí điểm cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Như vậy, 5 tháng cuối năm, cả nước sẽ phải thực hiện giải ngân 57% số vốn đầu tư công còn lại, tương đương hơn 360.000 tỷ đồng để đạt được mục tiêu Thủ tướng Chính phủ liên tục nhấn mạnh trong các hội nghị thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là phải giải ngân hết 100% vốn kế hoạch của năm nay và các năm trước chuyển sang.

* Thanhtra.vn (08/8): Thu ngân sách 7 tháng đầu năm giảm 13,1% so với cùng kỳ

Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện 7 tháng đầu năm 2020 đạt 779,8 nghìn tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019. Ngân sách Trung ương ước đạt 48,3% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 55,8% dự toán.

Trong đó, thu nội địa, lũy kế 7 tháng ước đạt ước đạt 649,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51,4% dự toán, giảm 10,6% so cùng kỳ năm 2019. Thu từ dầu thô, lũy kế 7 tháng thu ước đạt 23 nghìn tỷ đồng, bằng 65,4% dự toán, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá dầu thô thanh toán bình quân đạt 48,3 USD/thùng, thấp hơn 11,7 USD/thùng so với giá dự toán, bằng khoảng 70,5% so với cùng kỳ năm 2019; sản

29 lượng ước đạt 5,5 triệu tấn, bằng 61,8% kế hoạch, bằng 79,5% so với cùng kỳ năm lượng ước đạt 5,5 triệu tấn, bằng 61,8% kế hoạch, bằng 79,5% so với cùng kỳ năm

2019.

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 7 tháng ước đạt 106,47 nghìn tỷ đồng, bằng 51,2% dự toán, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2019, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 175 nghìn tỷ đồng, bằng 51,8% dự toán, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2019; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 68,53 nghìn tỷ đồng.

Đại dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm ước đạt 285,1 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn giảm, như: Xăng dầu các loại giảm 48,7%, ô tô nguyên chiếc giảm 47,6%, sắt thép giảm 14,1%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 4,2%,... đã tác động làm giảm thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Tổng chi NSNN 7 tháng đạt 855,5 nghìn tỷ đồng, bằng 49% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 192 nghìn tỷ đồng, bằng 40,8% dự toán, vẫn ở mức thấp so với yêu cầu, chi trả nợ lãi đạt 68,27 nghìn tỷ đồng, bằng 57,8% dự toán, xấp xỉ cùng kỳ năm 2019; chi thường xuyên đạt 589,8 nghìn tỷ đồng, bằng 55,8% dự toán, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhìn chung, NSNN đã đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách trong 7 tháng đầu năm theo dự toán và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Đến nay, NSNN đã chi khoảng 17,67 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Trong đó, chi cho công tác phòng, chống dịch khoảng 5,37 nghìn tỷ đồng; chi hỗ trợ cho 12,4 triệu đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ khoảng 12,3 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 13,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.

Một phần của tài liệu 27d98d5a1554da5dĐiểm tin số 3 tháng 8 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)