Cấu tạo rơle thời gian điện từ:

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện (Trang 89 - 90)

III. Nội dung thực hành.

e. Sửa chữa rơle:

4.4.1. Cấu tạo rơle thời gian điện từ:

Rơle thời gian là một khí cụ tạo ra sự trì hỗn trong các hệ thống tự động. Việc duy trì một thời gian cần thiết khi truyền tín hiệu từ rơle này đến một rơle khác là một yêu cầu cần thiết trong các hệ thống tự động điều khiển.

Rơle thời gian trong các hệ thống bảo vệ tự động thường được dùng để duy trì thời gian quá tải, thiếu áp... trong giới hạn thời gian cho phép.

Về cấu tạo, rơle thời gian điện từ một chiều khác với rơle thời gian điện từ xoay chiều. Do vậy, về nguyên tắc tác động, chúng cũng khác nhau.

Đối với rơle thời gian xoay chiều thường là sự hợp bộ của rơle dịng điện, rơle điện áp hoặc rơle trung gian (nhiều nhất là rơle trung gian) với một cơ cấu thời gian. Các cơ cấu thời gian này cĩ thể là cơ cấu cơ khí, cơ cấu khí nén, cơ cấu lị xo kiểu đồng hồ. Ngày nay, cơ cấu thời gian là một Board mạch điện tử khá phức tạp.

Đối với rơle thời gian một chiều, thường dùng theo nguyên lý cảm ứng điện từ để tạo cơ cấu duy trì thời gian. Thường nhất là cơ cấu ống đồng để chống lại sự suy giảm của từ thơng trong mạch từ theo định luật cảm ứng điện từ.

Việc điều chỉnh thời gian duy trì của các rơle thời gian thường được thực hiện ngay trên cơ cấu thời gian, mà khơng chỉnh định trên các đại lượng tác động.

Ngày nay, rơle thời gian được cấu tạo với những cấu trúc điện tử khá phức tạp kết hợp với rơle trung gian. Cĩ hai loại được ứng dụng rất rộng rãi trong thực tế:

Hình 4.6: Cấu tạo rơle thời gian kiểu điện từ 1. cuộn dây 2. ống đồng ngắn mạch 3. Nắp phần ứng 4. Lị xo 5. Vít điều chỉnh. 6. Tiếp điểm. 7. Lá đồng điều chỉnh khe hở 1 7 3 6 4 5 2

4.4.2. Nguyên lý hoạt động của rơle thời gian kiểu điện từ:

Lõi thép hình chử U, bên phải quấn cuộn dây (1), bên trái là ống đồng ngắn mạch. Khi đưa điện áp vào 2 đầu cuộn dây tạo nên từ thơng trong mạch sinh ra lực từ và nắp (3) được hút chặt vào phần cảm làm hệ thống tiếp điểm(6) được đống lại.

Khi cuộn dây mất điện, từ thơng giảm dần về 0. Trong ống đồng xuất hiện dịng điện cảm ứng tạo nên từ thơng chống lại sự giảm của từ thơng ban đầu. Kết quả là từ thơng tổng trong mạch khơng bị triệt tiêu ngay sau khi mất điện.

Do từ thơng trong mạch vẫn cịn nên tiếp điểm vẫn duy trì trạng thái đĩng thêm 1 khoảng thời gian nữa mới mở ra.

Vít (5) dùng điều chỉnh độ căng của lị xo, lá đồng mỏng (7) dùng điều chỉnh khe hở giữa nắp và phần cảm. Hai bộ phận này đều cĩ tác dụng điều chỉnh thời gian tác động của Rơle.

Một phần của tài liệu Giáo trình khí cụ điện (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)