Các bữa tiệc thường diễn ra gắn liền với các sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thi nhu cầu tổ chức tiệc càng lớn. Đặc biệt với tần lớp doanh nhân giàu có và những người có địa vị xã hội quan trọng. Một số sự kiện thường là lý do để tổ chức các bữa tiệc như:
- Hội nghị, hội thảo
- Khai trương, khánh thành - Kỷ niệm ngày thành lập - Tiệc cưới, hỏi
- Tiệc sinh nhật - Tiệc mừng thọ - Tiệc vinh quy bái tổ - Tiệc tổng kết năm - Tiệc mừng xuân mới - Họp báo
- Triển lãm - Bán đấu giá
- Biểu diễn thời trang - Giới thiệu sản phẩm - Tiệc chiêu đãi
26
Câu hỏi thảo luận
1. Tại sao các khách sạn, nhà hàng hiện nay rất chú trọng việc khai thác loại hình kinh doanh phục vụ tiệc?
2. Những loại hình tiệc nào phổ biến nhất hiện nay? 3. Nêu đặc điểm của các loại tiệc đó.
4. Trình bày trách nhiệm của những người làm công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tiệc.
5. Cho biết những sự kiện nào thường gắn liền với nhu cầu tổ chức Tiệc ?
ĐẶT HÀNG SỰ KIỆN Gia đình Công ty Chiêu đãi Mừng thọ Cưới, hỏi Kỷ niệm Khai trương Hội nghị Giới thiệu sản phẩm Sự kiện khác Cá nhân Sinh nhật Ăn mừng Chiêu đãi ĐỐI TÁC TỔ CHỨC
27
CHƢƠNG 2.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TIỆC
Sau khi học xong chương này, học viên có khả năng:
- Hiểu được mục đích của việc lập kế hoạch. - Trình bày được nội dung kế hoạch tổ chức tiệc.
- Thông hiểu các yêu cầu và nguyên tắc về nhận tiệc, đàm phán ký hợp đồng phục vụ tiệc với khách hàng, về vai trò của việc lập dự toán ngân sách tiệc, những vấn đề liên quan đến lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc. - Phân biệt được các loại hình phục vụ và lựa chọn dạng bàn thích hợp. - Hiểu được các nguyên tắc lựa chọn thức ăn, đồ uống cho thực đơn tiệc. - Lập được kế hoạch phục vụ tiệc.
- Hình thành tư duy và thói quen làm việc với thái độ có tinh thần trách nhiệm của người quan lý đối với hoạt động kinh doanh tiệc.
- Biết cách bố trí chỗ ngồi cho khách dự tiệc.
2.1. Mục đích lập kế hoạch tổ chức Tiệc
Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu và những biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Tất cả những người làm quản lý đều phải hoạch định.
Một bản kế hoạch cho chúng ta biết được:
- Kết quả đạt được trong tương lai thông qua mục tiêu đặt ra trong kế hoạch đó.
- Tư duy có hệ thống đề tiên liệu các tình huống quản trị. - Phối hợp mọi nguồn lực của doanh nghiệp hữu hiệu hơn. - Tập trung vào các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp.
- Nắm vững những nhiệm vụ cơ bản để phối hợp với các vị rí quản lý khác. - Sẵn sàng ứng phó với những thay đổi môi trường kinh doanh.
- Biết rõ làm việc gì? Ai làm? Khi nào làm? Làm ở đâu? Lám như thế nào? - Là yếu tố quan trọng để đảm bảo bữa tiệc thành công
28
- Thấy trước được những công việc phát sinh mâu thuẫn
- Nhà tổ chức tiệc có thể giải quyết những mâu thuẫn đó ngay từ khâu lập kế hoạch.
- Giúp Nhà tổ chức cân nhắc tất cả các phương án thực hiện - Xác định được nhu cầu về tài chính đối với các phương án.
- Giúp Nhà tổ chức quán triệt được mục đích, nhiệm vụ, nội dung và những hoạt động, biện pháp cụ thể, và tổ chức thực hiện chúng.
Như vậy, việc lập kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các nhà quản trị, cho dù họ ở vị trí nào trong tổ chức doanh nghiệp. Người ở vị trí cáo thì lập kế hoạch dài hạn, kế hoạch chiến lược, người ở vị trí thấp thì lập kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch cụ thể, kế hoạch tác nghiệp.