Thủ tục Hải quan

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dùng sản xuất giữa công ty tnhh danu sài gòn và công ty tnhh suzhou danu toy (Trang 65 - 69)

III. Phân tích quá trình đàm phán và thực hiện hợp đồng

2. Quá trình thực hiện hợp đồng cụ thể giữa công ty TNHH Danu Sài Gòn và công ty TNHH Suzhou

2.3. Thủ tục Hải quan

Các bước làm thủ tục hải quan như sau:

a, Khai và nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. Từ này trong tiếng Anh là Customs Declaration.

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức hải quan điện tử bằng phần mềm chuyên dụng.

b, Lấy kết quả phân luồng

Luồng xanh: doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Luồng vàng: hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy), không kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Lúc này cần phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như: - Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)

- Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)...Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoạithương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.

Theo Điều 11, Nghi định 154/2005/NĐ-CP: Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với:

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan; - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sau đây của các chủ hàng khác:

- Hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo quy định về chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá);

- Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước;

- Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan; hàng hoá chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn quy định tại các Điều 30, 31, 32 và 37 Nghị định này.

- Hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Hàng hoá khác không thuộc các trường hợp trên được miễn kiểm tra thực tế khi

kết quả phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hóa nêu tại điểm b1, khoản 2 Điều này).

Chi tiết về hồ sơ hải quan; quy trình thủ tục tham khảo trong: - Điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC.

Với hồ sơ hải quan điện tử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

Luồng đỏ: Phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn kém chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả chủ hàng và cán bộ hải quan.

Các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng dựa theo thông tư 112/2005/TT-BTC:

 Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng: được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

 Kiểm tra thực tế 10% lô hàng: hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

 Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Có trường hợp, hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ lại cho mở container kiểm thủ công (rất lâu và tốn kém). Sau khi kiểm tra xong, cán bộ hải quan sẽ về Chi cục làm các thủ tục cần thiết: biên bản kiểm hóa. Nếu ổn, sẽ làm thủ tục quyết và bóc tờ khai là xong phần ở chi cục, in mã vạch tờ khai hải quan, và đến cảng làm nốt thủ tục ký hải quan giám sát (còn gọi là ký cổng bãi) là xong.

c, Nộp thuế

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng… Với hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh hiện nay, thì đa số thuộc diện phải nộp thuế ngay. Khi nào có thuế nổi trong hệ thống, hải quan mới duyệt thông quan cho lô hàng,.

Thường có 3 mức thuế suất:

- Thuế suất ưu đãi (đa phần hàng nhập từ các nước rơi vào loại này).

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt (nếu hàng của bạn có Giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ). - Thuế suất thông thường (tính bằng 150% thuế suất ưu đãi)

Với một số mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải chịu thêm một hoặc cả 2 loại thuế sau:

- Thuế bảo vệ môi trường – là loại thuế gián thu, tuyệt đối (thu tính trên mỗi đơn vị hàng hóa), đánh vào những loại hàng hóa được cho là có tác động xấu đến môi trường, chẳng hạn như: xăng, dầu, túi nilon, thuốc diệt cỏ…

d, Thông quan hàng hóa

Khi này, với hàng nhập khẩu, chủ hàng được quyền phân phối, mua bán, sử dụng...; còn với hàng xuất khẩu, hàng đã đủ điều kiện đưa ra khỏi Việt Nam (hoặc đưa vào Khu phi thuế quan).

Các thông tin không được phép sửa bao gồm: 1. Số tờ khai;

2. Mã loại hình; 3. Mã phân loại hàng hóa; 4. Mã phương thức vận chuyển; 5. Cơ quan Hải quan;

6. Ngày khai báo (dự kiến); 7. Mã người nhập khẩu; 8. Tên người nhập khẩu; 9. Mã đại lý hải quan;

KẾT LUẬN

Thông qua bộ hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Danu Sài Gòn, các thành viên trong nhóm đã có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục đơn giản gọn nhẹ hơn. Biết được quá trình ký kết hợp đồng việc xuất nhập khẩu diễn ra như nào, đồng thời hiểu rõ các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế.

Một lần nữa chúng em xin chân thanh cảm ơn giảng viên ThS. Nguyễn Cương, đã có hướng dẫn và góp ý hữu ích, để chúng em hoàn thành bài tiểu luận đầy đủ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế Trường Đại học Ngoại thương. PGS. TS Phạm Duy Liên

2. Bài giảng Giao dịch thương mại quốc tế. 3. INCOTERMS 2010 và INCOTERMS 2020 4. Biểu thuế xuất nhập khẩu, Biểu thuế giá trị gia tăng 5. Các thông tư của bộ tài chính, nghị định của Chính phủ 6. Các trang web của Cục hải quan, Tổng cục thuế

7. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHAI BÁO HẢI QUAN ECUS5VNACCS

Một phần của tài liệu Phân tích quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dùng sản xuất giữa công ty tnhh danu sài gòn và công ty tnhh suzhou danu toy (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)