8. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Điều kiện để Nho giáo nói chung và tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" nó
nói riêng du nhập và tồn tại ở Việt Nam.
Nhìn về sự phát triển của dân tộc, chúng ta thấy mỗi thời kỳ lịch sử đều có một cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội làm nền tảng cho sự vận động và phát triển của tư tưởng. Xuyên suốt các triều đại phong kiến trước cách mạng tháng Tám, xã hội Việt Nam có những điều kiện cơ bản để Nho giáo tồn tại và phát triển.
Trong tác phẩm “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”, Mác đã chỉ ra đặc trưng của xã hội Ấn Độ và phương Đông là xã hội nông nghiệp với công xã nông thôn, chế độ mang lại cho mỗi làng, mỗi xã một cuộc sống biệt lập. Công xã này được tổ chức theo lối gia đình tự cung, tự cấp, bị trói buộc bởi những quy tắc cổ truyền, từ đó làm hạn chế con người trong những khuôn khổ chật hẹp. Xã hội truyền thống đó mang tính chất tự động, quân bình, ít thay đổi, nó kéo dài từ thời kỳ hết sức xa xưa cho đến thế kỷ XIX. Chính xã hội “bất động” hay “tĩnh” đó và sự lưu giữ những quy tắc cổ truyền, những quan niệm, hủ tục ở Việt Nam là mảnh đất cho Nho giáo tồn tại.
Ở Việt Nam trước kia, ngay cả thời kỳ hưng thịnh nhất thì nền kinh tế phong kiến chưa bao giờ vượt ra khỏi nền sản xuất nhỏ. Điều đó dẫn đến một hệ quả là kinh tế luôn lạc hậu, trình độ phát triển của xã hội thấp, khoa học tự nhiên chưa phát triển, sự tiếp thu tôn giáo còn hạn hẹp. Chính vì thế mà sự tiếp nhận Nho giáo chỉ diễn ra trên một số mặt, một số khía cạnh và quan điểm.
Dân tộc ta là một quốc gia nhỏ, lại liên tục phải đối phó với quân xâm lược, bởi vậy việc dồn sức lực để bảo vệ tổ quốc và giành độc lập là nhiệm vụ hàng đầu. Điều đó được thể hiện qua những cuộc khởi nghĩa của dân tộc ta như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào những năm 40 – 43; khởi nghĩa Bà Triệu vào năm
248; Khởi nghĩa chống lại nhà Lương của Lí Bí vào năm 542; khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722; Khởi nghĩa của Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường; khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán năm 931- 938; Lê Hoàn với hai lần chiến thắng quân Tống; Ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông của nhà Trần từ năm 1257 – 1287; phong trào Tây Sơn từ năm 1771 – 1784 chống giặc Xiêm, Mãn Thanh… Vì vậy, có thể thấy vấn đề độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước luôn được đặt lên hàng đầu. Chính điều đó làm cho tư tưởng yêu nước thương nòi của người dân Việt Nam sớm hình thành và mang tính đặc thù. Con người Việt Nam ít quan tâm đến vấn đề “bản chất con người”, “mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác” mà quan tâm nhiều đến số phận con người, luân lý đạo đức, đạo làm người, cách đối nhân xử thế, vị trí, vai trò của cá nhân trong gia đình, xã hội.
Ở Việt Nam, sự tồn tại lâu dài và bền vững của chế độ phong kiến Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Nho giáo tồn tại và ảnh hưởng sâu sắc đến các mặt của đời sống xã hội nói chung và người phụ nữ nói riêng. Nho giáo vốn là một học thuyết được xây dựng trên lập trường của giai cấp quý tộc với mục đích xây dựng nên những con người phục vụ cho giai cấp phong kiến vì vậy khi vào Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam đã sử dụng Nho giáo như một công cụ đắc lực nhất để bảo vệ quyền lợi của mình nhằm duy trì tật tự xã hội, củng cố địa vị của giai cấp thống trị của mình.
Mặt khác, bên cạnh những yếu tố hạn chế, tiêu cực thì Nho giáo vẫn có những nét thâm thúy, những giá trị tích cực của nó, thậm chí nó có nhiều yếu tố phù hợp với các giá trị truyền thống của dân tộc ta. Vì vậy, khi đi vào đời sống của người dân Việt Nam nó để lại những dấu ấn trong tư tưởng, trong thói quen của người dân, trong phong tục tập quán…Nó hòa đồng với Phật giáo, Đạo giáo và các giá trị truyền thống của dân tộc ta tạo ra đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của người dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
Như xét trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tồn tại xã hội luôn quyết định ý thúc xã hội, tuy nhiên ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối, chính vì vậy nhiều khi tồn tại xã hội mất đi nhưng ý thức xã hội do nó nảy sinh vẫn tồn tại dai dẳng. Điều này được thể hiện rõ nét trong những quan
niệm truyền thống, tập quán, tâm lý… Lênin cho rằng tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ có một sức mạnh ghê gớm, ở Việt Nam ngày nay đã đánh đổ được chế độ phong kiến, đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xã hội có nhiều biến đổi to lớn nhưng ảnh hưởng của Nho giáo nói chung và tư tưởng “tam tòng, tứ đức” nói riêng còn sâu đậm trong đời sống của con người Việt Nam.