Một vài nét về đặc điểm và nội dung tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42516 (Trang 29 - 32)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Một vài nét về đặc điểm và nội dung tư tưởng " Tam tòng, tứ đức" trong

trong Nho giáo ở Việt Nam.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, người Việt có nhiều hình thức hôn nhân, gia đình và có thể khẳng định rằng trong các hình thức hôn nhân và gia đình lúc đó thì người phụ nữ có một vai trò và chỗ đứng nhất định. Bên cạnh đó trong văn hóa của người Việt, việc tôn thờ nữ thần khá phổ biến, cùng với tín ngưỡng thờ mẫu lúc bấy giờ đã phản ánh vai trò và vị trí của người phụ nữ Việt trong đời sống hàng ngày. Nhiều truyền thuyết đã khẳng định vai trò chủ động của người phụ nữ Việt trong gia đình và trong việc quyết định hôn nhân của mình như: truyền thuyết về Mẹ Âu Cơ quyết định đưa 50 con lên núi, 50 con xuống biển để gây dựng sự nghiệp, đến thời vua Hùng nàng Tiên Dung quyết định lấy Chử Đồng Tử sau cuộc gặp gỡ định mệnh trên bãi Màn Trò. Cao hơn, người phụ nữ Việt Nam còn là thủ lĩnh lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa như Bà Trưng Trắc, Bà Trưng Nhị, Bà Triệu.

Sau khi Việt Nam dành được độc lập, trong những thế kỷ đầu lễ giáo của Nho giáo cũng chỉ ảnh hưởng ít nhiều tới đời sống của hàng ngũ quý tộc chứ chưa ăn sâu vào đời sống của nhân dân, cùng với điều đó là cảnh ngộ của người phụ nữ chưa đến mức khắt khe. Người phụ nữ chưa bị trói buộc bởi những đạo lý, khuôn phép họ không phải gò mình trong những quy định ngặt nghèo của lễ giáo.

Dưới chế độ hôn nhân phụ quyền, tư tưởng trọng nam kinh nữ bắt đầu xuất hiện và nó phát triển đến đỉnh cao dưới chế độ trung ương tập quyền. Ở Việt Nam giai cấp phong kiến tiếp thu Nho giáo như một công cụ để duy trì quyền lực củng cố sự thống trị của mình và nô dịch nhân dân. Trên cơ sở đó, các tư tưởng dần dần thâm nhập và có điều kiện ăn sâu vào đời sống xã hội.

Dưới chế độ phong kiến, luật pháp nước ta có nhiều điều khoản liên quan đến phụ nữ mà các triều đại phong kiến Trung Hoa không có. Năm 1429 sau khi

lên ngôi, Lê Lợi ban hành phép quân điền ( lấy ruộng công của làng xã định kỳ phân phối cho mọi thành viên trong làng xã), từ thê thiếp của các quan viên đến các bà góa, vợ con của người phạm tội đều được chia ruộng công… Luật Hồng Đức năm 1483 đã quy định con gái được quyền chia tài sản của gia đình bình đẳng như con trai; khi đi lấy chồng phần tài sản này vẫn là của riêng người vợ, không bị nhập vào tài sản của nhà chồng. Điều đó cho phép người vợ có quyền tự do nhất định trong gia đình nhà chồng. Gia đình nào không có con trai thừa tự thì người con gái được hưởng thừa kế ruộng vườn, hương hỏa. Về lĩnh vực hôn nhân thì trong một số trường hợp người phụ nữ được quyền ưu tiên: Con gái đã đính hôn chưa làm lễ cưới, nếu chẳng may người con trai bị phạm tội, bị tàn tật, bị phá sản thì người phụ nữ có quyền từ hôn, trả lại đồ sính lễ, ngược lại người con gái bị tàn tật, bị phạm tội thì người con trai không có quyền từ hôn.

Có thể thấy rằng, trong giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tôn trọng người phụ nữ của dân tộc Việt không chỉ là đạo lý mà còn được nhà nước phong kiến tiếp thu và hợp pháp hóa. Chính điều này khiến cho nội dung của tư tưởng “ Tam tòng, tứ đức” ở nước ta không còn quá khắt khe, gay gắt hay mang tính ép buộc với người phụ nữ nữa mà ngược lại người phụ nữ Việt hành động theo “ Tam tòng, tứ đức” một cách tự nguyện để hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì ẩn sâu đâu đó giai cấp phong kiến Việt Nam vẫn ngấm ngầm duy trì rất nhiều những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ về hôn nhân về gia đình, về vị trí của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình. Trong xã hội phong kiến, hôn nhân là một loại quan hệ xuất phát từ quyền lợi gia đình, dòng họ nhằm kết giao giữa hai dòng họ và kế truyền dòng dõi tông tộc. Mục đích chính của hôn nhân là duy trì dòng dõi gia tộc nên hôn nhân là việc chung của cả gia đình, gia tộc chứ không phải là chuyện riêng của con cái. Vấn đề hôn nhân luôn được đặt dưới sự kiểm soát và quyết định của người trưởng tộc chứ không được tự do cá nhân. Cha mẹ toàn quyền định vợ gả chồng cho con theo “môn đăng hậu đối” chứ không hề quan tâm đến tình yêu nam nữ. Đồng nghĩa với điều đó là con cái phải tuyệt đối vâng lời. Trong quan hệ vợ chồng, chế độ đa thê được mặc nhiên thừa nhận. Cho dù cũng nói đến chung thủy nhưng nghĩa vụ chung thủy chủ yếu và trước hết là yêu cầu

đối với người vợ. Vợ phải tuyệt đối chung thủy với chồng nếu không sẽ phải chịu những hình phạt nặng nề. “Trai quân tử năm thê, bảy thiếp. Gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Bên cạnh đó còn nhiều tư tưởng khác thể hiện cho quan niệm “ Trọng nam khinh nữ” trong gia đình như: “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “ Phụ nhân nan hóa”, “ Nam tôn, nữ ti”, “ Nam ngoại, nữ nội”… Những quan niệm này không phải do vốn có của người Việt mà phần nhiều là do ảnh hưởng của các tư tưởng trong Nho giáo. Xã hội phong kiến Việt Nam còn công nhận những tệ nạn xã hội như: Tảo hôn, cưỡng hôn, thủ tiết… Thậm trí một trong bảy lí do cho phép người chồng bỏ vợ (theo luật nhà Lê quy định) còn có lí do là người vợ phạm vào tội “lắm lời”.

Những quan niệm, phong tục của “Tam tòng, tứ đức” đã in đậm suốt quá trình tồn tại của xã hội phong kiến. Cho đến ngày nay, nó vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong đời sống người Việt. Bên cạnh đó, chế độ tông pháp và lễ giáo phong kiến được xây dựng trên nền tảng của Nho giáo đã chiếm vị thế ở Việt Nam trong một thời gian dài của chế độ phong kiến. Điều này được các chế độ phong kiến Việt Nam dần dần hấp thụ, lợi dụng để củng cố địa vị và nô dịch nhân dân. Theo đó nó có điều kiện từng bước ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân. Có thế khái quát một số đặc điểm và nội dung đạo đức người phụ nữ trong khuôn phép “Tam tòng, tứ đức” ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong tư tưởng" Tam tòng, tứ đức" không nặng nề và khắt khe như Nho giáo ở Trung Quốc.

Thứ hai: Tuy đạo đức người phụ nữ trong gia đình theo xu hướng Nho giáo hóa (trong đó có tư tưởng “Tam tòng, tứ đức”) nhưng những truyền thống của gia đình bản địa vẫn tồn tại, được duy trì trong phạm vi và phương diện nhất định. Dân tộc ta tiếp thu Nho giáo nói chung và tư tưởng “tam tòng, tứ đức” nói riêng trên nền tảng đạo đức truyền thống vốn có của dân tộc.

Thứ ba: Những quy phạm đạo đức người phụ nữ trong khuôn phép “tam tòng, tứ đức” trong Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu được xây dựng và thực hiện theo tinh thần Gia huấn.

1.3. Nội dung xây dựng và sự cần thiết của việc phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực ở tƣ tƣởng " Tam tòng, tứ đức" đối với việc xây

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42516 (Trang 29 - 32)