Nội dung xây dựng đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42516 (Trang 32 - 103)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.1Nội dung xây dựng đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Truyền thống yêu nước

Yêu nước là một tình cảm tự nhiên, tất yếu của mỗi con người, ở mọi quốc gia dân tộc. Truyền thống yêu nước đã thấm sâu vào tình cảm của mỗi người dân Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng làm nên sức mạnh kỳ diệu giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam trên suốt cuộc hành trình dựng nước và giữ nước.

Truyền thống "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của phụ nữ Việt Nam được khởi nguồn từ thời Bà Trưng, Bà Triệu - những người phụ nữ đầu tiên đã vùng lên cùng toàn dân đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc. Tiếp nối truyền thống hào hùng đó, lớp lớp thế hệ phụ nữ Việt Nam trải qua các thời kỳ từ Đinh, Lê, Lý, Trần… cho tới thời đại Hồ Chí Minh tiếp tục cống hiến, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng cách mạng quan trọng. Điển hình là “Đội quân tóc dài” đã trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ của kẻ thù trong kháng chiến chống Mỹ mà Bác Hồ đã từng khen ngợi:“Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm

cho địch phải khiếp sợ và gọi họ là “đội quân tóc dài”. Chúng ta không thể quên

những thế hệ phụ nữ anh hùng đã đổ mồ hôi, xương máu, hy sinh tính mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước như: nữ tướng Nguyễn Thị Định, các chị Nguyễn Thị Út, Trần Thị Lý, Đặng Thùy Trâm… Bên cạnh đó là câu chuyện về 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, 12 cô gáiTruông Bồn... là những hình ảnh đẹp đẽ nhất, biểu tượng cho khí phách anh hùng, gan dạ của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh, tinh thần yêu nước của các mẹ, các chị sẽ mãi là tấm gương soi sáng, tiếp sức cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Lòng yêu nước của con người Việt Nam, phụ nữ Việt Nam hôm nay được biểu hiện ở lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc; có hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh”; đồng thời, sẵn sàng làm việc vì dân, vì nước, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hâu. Yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Yêu nước còn thể hiện ở yêu làng xóm, quê hương, cộng đồng của mình, yêu chính những công việc mà mình đang làm và luôn trăn trở để tìm ra cách thức thực hiện công việc đạt hiệu quả, để có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới đất nước. Yêu nước chính là yêu chế độ xã hội chủ nghĩa vì đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Truyền thống anh hùng, bất khuất.

Đây là một trong những truyền thống quý báu của người phụ nữ Việt Nam, được xuất phát từ tinh thần tự tôn dân tộc, từ lòng yêu nước. Nó được Hồ Chí Minh nêu lên vị trí hàng đầu trong các phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam. Ngay từ thời khai công, khởi quốc, Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà Trưng đã dựng lên tấm gương về tinh thần bất khuất. Nối tiếp tinh thần bất khuất đó, phụ nữ Việt Nam dù trong hoàn cảnh như thế nào cũng không khuất phục trước kẻ thù, trước khó khăn, luôn đấu tranh hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, phụ nữ Việt Nam đã tham gia vào các phong trào yêu nước đồng góp sức người sức của để xây dựng và bảo vệ đất nước. Bất kỳ trên lĩnh vực nào các bà, các mẹ cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hình ảnh “ đội quân tóc dài” là một biểu tượng cho truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh cách mạng của phụ nữ Việt Nam. Trong thời kỳ này, những biểu tưởng như Nguyễn Thị Minh Khai, chị Út Tịch, Mẹ Suốt, chị Võ Thị Sáu…Là những biểu tượng sáng ngời về tinh thần anh hùng, bất khuất.

Ngày nay, trong giai đoạn xây dựng và đổi mới, đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và vững chắc. Tinh thần anh hùng, bất khuất hiện nay giường như nó không bó hẹp như trước nữa mà nó được mở rộng trên nhiều

lĩnh vực hơn: anh hùng trên lĩnh vực kinh tế để thoát khỏi cái đói nghèo, anh hùng trên lĩnh vực văn hóa giáo dục để thoát khỏi cái lạc hậu, cái tăm tối, thoát khỏi những luồng văn hóa lai căng, văn hóa độc hại đang từng ngày, từng giờ xâm nhập vào đời sống nhân dân ta nói chung, vào các thế hệ phụ nữ Việt Nam hiện nay nói riêng.

Trung hậu, đảm đang.

Trung hậu luôn là một phẩm chất đạo đức thể hiện cách sống đẹp của người Việt Nam nói chung và người phụ nữ nói riêng. Trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh của dân tộc, lòng trung hậu đã trở thành nền tảng cho những phẩm chất tinh thần phong phú, những khả năng và vai trò thực tế to lớn của phụ nữ Việt Nam. Đồng thời làm nên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, giàu nữ tính, tạo nên bản lĩnh riêng cho mỗi người phụ nữ.

Trong bất cứ thời đại nào, lòng trung hậu cũng luôn là một phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của phụ nữ Việt Nam. Đức tính nhân hậu là giá trị truyền thống của phụ nữ được hình thành và khẳng định trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc. Truyền thống ấy được hun đúc, bồi đắp nên qua những thăng trầm của lịch sử. Trên cơ sở đó, người phụ nữ hiện đại đã kế thừa và phát huy giá trị truyền thống cho phù hợp với công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, xứng đáng với lời ngợi khen „„Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng‟‟. Như vậy, những người phụ nữ Việt Nam hiện đại mang trong mình truyền thống được đúc kết qua lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước; tự giác phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh và điều kiện mới, trên cơ sở vừa mang phẩm chất chung cho con người, lại vừa mang đặc trưng giới.

Ngày nay, xã hội mới đòi hỏi một hệ thống giá trị mới, vừa phù hợp và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng được những đòi hỏi của một xã hội đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN (xã hội chủ nghĩa). Trong bối cảnh đó, những giá trị truyền thống không những không thể bị làm mai một mà phải mang một bản sắc mới rất Việt Nam. Tình yêu thương biểu hiện ở con người nói chung và người phụ nữ nói riêng ở chính lòng nhân ái, độ lượng, vị tha, thuỷ chung, biết chia sẻ vui buồn với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với tinh thần tương

thân tương ái "lá lành đùm lá rách", „„Chị ngã em nâng”; đồng cam, cộng khổ, những hoạt động có tính chất từ thiện, những hoạt động Uống nước nhớ nguồn, những hoạt động giúp đỡ, cứu trợ... đang làm ngời sáng một nét văn hóa có tính truyền thống mà nó đã, đang và sẽ tỏa sáng mọi thời đại...Hơn ai hết, lòng trắc ẩn "vốn là bản tính gần như bẩm sinh" của phụ nữ Việt Nam đã giúp tạo nên những phẩm chất cao đẹp của lòng nhân hậu, vị tha, nhân ái.

Lòng trung hậu của phụ nữ Việt Nam là cơ sở để tạo nền tảng gia đình luôn vững chắc, bền chặt. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội biến đổi theo nền kinh tế thị trường. Xu hướng thực dụng, chạy theo đồng tiền cũng trở thành một xu thế tiêu cực tác động đến sự phát triển của xã hội và trực tiếp chi phối nền tảng gia đình Việt Nam. Trong xu thế đó, phẩm chất trung hậu là cái neo để người phụ nữ - những người giữ lửa trong gia đình giữ được sự gắn bó, kết nối giữa các thành viên trong gia đình, giữ được ngọn lửa chung thủy, hạnh phúc trong gia đình. Ra ngoài xã hội, phẩm chất này lại là chìa khóa để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, người với người đối xử có tình với nhau hơn.

Đảm đang là khái niệm chỉ (người phụ nữ) đảm đang việc nhà, người đàn bà gánh vác giỏi công việc trong gia đình (Theo Từ điển tiếng Việt).

Theo quan niệm cũ, đảm đang là khái niệm chỉ phẩm chất người phụ nữ giỏi giang trong công việc, thường là lo toan việc gia đình. Ngày nay, khái niệm đảm đang đã có những phát triển, mở rộng về nghĩa. Đó là khả năng quán xuyến việc nước, việc nhà. Người phụ nữ đảm đang là người biết sắp xếp hài hòa công việc gia đình và công việc xã hội.

Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, phụ nữ miền Bắc sôi nổi tham gia phong trào ba đảm đang: đảm đang sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; đảm đang gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ tay súng tay cày đã trở thành một biểu tượng cao đẹp cho người phụ nữ thời đại Hồ Chí Minh, góp phần làm nên kì tích trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh bại Đế quốc Mĩ xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nó vừa thể hiện đúng thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ

Việt Nam, vừa khẳng định vị thế của họ trong cộng đồng.Từ xưa đến nay,do những điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế, xã hội, phụ nữ Việt Nam dù muốn hay không cũng luôn là những người có vai trò to lớn trong nền sản xuất xã hội cũng như kinh tế gia đình. Trong truyền thống văn hóa, người Việt rất coi trọng gia đình, đề cao nghĩa tình, sự thủy chung chồng vợ, thờ phụng tổ tiên, biết ơn cha mẹ, chữ hiếu, tôn trọng người già, lễ nghĩa, trật tự kỷ cương… Gia đình lại gắn chặt với dòng họ, xóm làng, xã hội tạo nên cộng đồng bền chặt từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Nhờ đó, những đóng góp quan trọng của người phụ nữ đối với gia đình cũng chính là đang đóng góp cho xã hội, góp phần tạo nên địa vị cao của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong thời kỳ CNH, HĐH (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) đất nước, việc nối tiếp truyền thống đảm đang vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với gia đình và xã hội và đối với chính người phụ nữ. Chính sự đảm đang ấy đã góp phần khẳng định quyền bình đẳng của người phụ nữ, xác nhận địa vị, phẩm giá của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội, nâng cao hơn nữa những năng lực, phẩm chất, đạo đức của họ trong thời đại mới. Làm tốt trách nhiệm gia đình cũng là làm tốt trách nhiệm với xã hội, ngược lại làm tốt trách nhiệm với xã hội thì càng có điều kiện thể hiện trách nhiệm với gia đình.

Thủy chung, đức hi sinh cao cả.

Phụ nữ Việt Nam là những người chung thủy, sống trọn tình vẹn nghĩa. Hình ảnh hòn vọng phu - đá trông chồng là biểu tượng cảm động nhất về lòng chung thủy trọn vẹn với chồng của người phụ nữ Việt Nam.

Dưới thời phong kiến, thân phận người phụ nữ hết sức nhỏ bé và thiệt thòi. Dù sống trong vất vả, hy sinh, người phụ nữ vẫn luôn là người thuỷ chung, giàu tình nghĩa. Dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng người phụ nữ Việt Nam không dễ thay lòng đổi dạ. Họ dồn tất cả tâm tư, tình cảm, sức lực cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng một lòng một dạ với chồng, giữ vẹn trinh tiết:

Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu răn mình

Lịch sử Việt Nam có bề dày mấy nghìn năm thì có đến hơn một nghìn năm là thời gian diễn ra các cuộc chiến tranh giữ nước. Những người đàn ông ra đi biền biệt, bỏ lại sau lưng ruộng đồng, nhà cửa, gánh nặng gia đình đặt lên vai người vợ. Và những người phụ nữ ngoài việc can đảm vượt mọi khó khăn, gánh vác việc nhà, còn chung thủy chờ chồng trở về trong ngày chiến thắng. Sự trung trinh ấy chính là nguồn động lực to lớn giúp người ra trận dũng cảm chiến đấu giành độc lập, tự do.

Thời kỳ hai miền Nam Bắc bị chia cắt, hàng chục vạn phụ nữ miền Nam có chồng con, anh em tập kết ra Bắc. Mặc dù bị chính quyền tay sai tìm mọi cách o ép, khống chế, trấn áp, họ vẫn chung thủy chờ đợi người thân. Và có biết bao người phụ nữ miền Bắc đã tiễn chồng lên đường vào Nam chiến đấu. Dù bặt tin chồng hàng chục năm trời, dù đã nhận được giấy báo tử, họ vẫn một lòng một dạ giữ tròn đạo nghĩa, thay chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng, nuôi dạy con cái lớn khôn. Lòng chung thủy và nghị lực của họ thật đáng để chúng ta khâm phục và ca ngợi.

Không chỉ sẵn sàng hy sinh xương máu cho đất nước, một lòng chung thủy với chồng con, phụ nữ Việt Nam còn dâng hiến cho đất nước cả tình yêu, tuổi trẻ và nhan sắc của mình; lặng lẽ hy sinh cống hiến cho Tổ quốc biết bao chiến công thầm lặng mà vĩ đại.

Ngay từ những trang sử đầu tiên chống Bắc thuộc, Hai Bà Trưng đã nêu cao tấm gương của những liệt nữ sẵn sàng hy sinh thân mình đền nợ nước, trả thù nhà. Dưới thời phong kiến, Thái hậu Dương Vân Nga dám hy sinh quyền lợi của dòng họ nhà chồng vì an nguy của xã tắc.Công chúa Trần Huyền Trân gạt nước mắt trở thành bà hoàng Chiêm quốc để củng cố tình hòa hiếu giữa hai nước Việt - Chăm vì sự tồn tại của đất nước. Công chúa An Tư nhà Trần hy sinh thân mình làm vợ Thoát Hoan mong vãn hồi âm mưu xâm lược của giặc Mông-Nguyên…

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, trong những ngày đầu khó khăn của dân tộc, trong “Tuần lễ vàng” các bà, các chị đã đóng góp cả tư trang ngày cưới, đồ trang sức cho Chính phủ mua sắm vũ khí, giải quyết nạn đói cho quốc dân. Các cụ, các mẹ còn góp cả mâm thau, nồi đồng, đỉnh đồng, lư đồng, các vật dụng bằng đồng để quân đội đúc súng đạn, chống lại thực dân Pháp.

Trong kháng chiến chống Pháp, phụ nữ Việt Nam đã tích cực quyên góp, ủng hộ các cuộc vận động “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu quốc”, các phong trào “bảo trợ thiếu nhi”, “cứu trợ đồng bào bão lụt, “phong trào cứu đói”, “phong trào truyền bá vệ sinh”, mua “công phiếu kháng chiến” tích cực tăng gia sản xuất, đóng “ thuế nông nghiệp”…Hàng vạn nữ dân công đã gác việc nhà sang một bên, đóng góp hàng triệu ngày công phục vụ các chiến dịch. Phụ nữ đô thị hưởng ứng triệt để lệnh tản cư, rời bỏ nhà cửa và tiện nghi sinh hoạt lên rừng tham gia kháng chiến.

Trong chiến tranh chống Mỹ, hàng vạn người mẹ, người vợ miền Bắc đã không ngần ngại hy sinh hạnh phúc cá nhân, động viên chồng con, anh em lên đường vào Nam chiến đấu thực hiện nghĩa vụ của hậu phương miền Bắc, hết long chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần “ Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Chị em vùng tự do, vùng địch tạm chiếm đã không tiếc sức người sức của đóng góp cho cách mạng, tiếp tế cho kháng chiến, ủng hộ “quỹ độc lập”, “quỹ đảm phụ quốc

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42516 (Trang 32 - 103)