THẾ NÀO LÀ TU TẬP PHẬT GIÁO

Một phần của tài liệu Khai-Niem-Ve-8-Moi-Lo-Toan-The-Tuc-Trong-Phat-Giao-Hoang-Phong-Dich (Trang 60 - 64)

2. Sự thực quy ướcvà sự thực tuyệt đố

THẾ NÀO LÀ TU TẬP PHẬT GIÁO

«Bất cứ một hậu quả nào đều nhất thiết phải được phát sinh từ một hành vi, nhưng không thể chỉ đơn giản bằng ước vọng»

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma

«Bịnh tật không thể tự tan biến đi được ! Bịnh nhân dù tụng niệm không ngừng tên của vị thuốc cũng chẳng ích lợi gì, mà cần phải cầm lấy chính bát thuốc để uống »

Adi Shankara - Hiền triết Ấn Độ (thế kỷ thứ VIII)

Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta. Ngón tay tượng trưng cho kinh sách, cho lời giảng của Phật, mặt trăng tượng trưng cho chân lý, tức kinh nghiệm trực tiếp và sự thực hiện Giác ngộ. Nếu ta lầm lẫn ngón tay với mặt trăng, ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy mặt trăng. Cũng thế, nếu đến chùa ta chỉ thấy các Thầy nhưng không thấy Phật, hoặc nhận ra Phật mà không nghe thấy những lời giảng của Phật, hoặc chỉ nghe thấy những lời giảng của Phật mà không thấy ngược về những hành vi và tâm ý của chính ta để tự xét đoán và tu tập, cũng giống như ta chỉ thấy ngón tay mà thôi.

Tất cả những gì ta thấy ở chùa, từ chuông mõ cho đến nghi lễ, lắm khi chỉ là hình thức và màu mè. Lời giảng của các vị Thầy có thể chỉ là một vài câu lỏm bỏm trong kinh sách đem ra tán rộng. Nhìn vào kinh sách thì như rừng, có những bộ kinh hàng trăm ngàn trang. Nhìn vào các tông phái và học phái thì không biết đâu để phân biệt. Vậy Đạo Phật thật ra là gì ? Đi tìm Đạo Pháp ở đâu ? Phải tu tập như thế nào ?

Phóng tâm thức ra bên ngoài, chờ đợi từ bên ngoài là hoàn toàn đi ngược với Phật giáo và Đạo Pháp. Đạo Pháp hay Phật giáo là một «khoa học nội tâm», và đối tượng của nền khoa học đó là «tâm thức ». Nổ lực thực hiện trực tiếp những kinh nghiệm do nền khoa học ấy đem đến tức là Tu tập. Nhưng tu tập cái gì ? Tu tập có nghĩa là khắc phục, biến cảiphát huy tâm thức. Tại sao lại phải khắc phục, biến cải và phát huy tâm thức ? Vì chính tâm thức là nguồn gốc của mọi xúc cảm bấn loạn, của mọi tư duy lệch lạc và méo mó, của mọi thứ khổ đau, nhưng đồng thời tâm thức cũng là cội nguồn của phúc hạnh, của mọi đức tính tích cực và cao cả nhất. Tu tập còn có nghĩa là làm cho tâm thức lắng xuống, quan sát, phân tích, tìm hiểu sự vận hành của tâm thức để ý thức được bản chất thật sự của nó. Cái bản chất ấy thường xuyên bị che lấp bởi vô minh, tức sự hiểu biết sai lạc về thực thể của vạn vật. Tâm thức liên tục bị khống chế bởi lầm lẫn, bởi ảo giác, bởi bản năng thú tính và những xúc cảm đủ loại, giống như nó đang bị một chủ nhân ông điều khiển, và vị chủ nhân ông ấy chẳng qua chính là «cái ngã» hay «cái tôi» mà người ta thường lầm tưởng là một thứ gì trường tồn và bất biến.

Tu tập gồm có ba cấp bậc hay ba khía cạnh khác nhau : tu giới (shila), tu định (samatha) và tu tuệ (prajna) :

a) Tu giới còn gọi là tu hạnh, tức tự nguyện tuân theo một số giới luật trong mục đích đơn giản hoá sự sống của ta, giúp điều hoàchủ động những hành vi của ta. Ngoài mục đích căn bả đó, tu giới còn hàm chứa những ý nghĩa cao cả hơn : hướng sự sống vào lý tưởng bất bạo động, tạo ra một cuộc sống hài hoà, an vui, hội nhập với những người chung quanh và tất cả chúng sinh. Tóm lại tu hạnh hay giữ giới là tôn trọng và yêu thương sự sống, gần gũi, hoà đồng và hội nhập với sự sống.

b) Tu định còn gọi là thiền định (samatha) là cách giúp ta sống thật sự và trọn vẹn, sống trực tiếp với những giây phút đang xảy ra với tâm thức và thân xác. Tu định giúp ta loại trừ những chướng ngại cản trở tâm thức, chẳng hạn như : xao lãng, lo âu, đờ đẫn, bồn chồn, lo âu, sợ hãi, giận dữ, hận thù…tóm lại là tránh những xúc cảm bấn loạn, tái lập sự an bình và vắng lặng cho tâm thức. Từ sự an bình và vắng lặng đó, tâm thức sẽ nhận ra bản

thể đích thực của chính nó và tự nó sẽ làm gia tăng sức mạnh cảm nhận giúp cho ta suy luận và quán thấy thực tính của vạn vật chung quanh.

c) Phân tích, suy luận đề quán thấy thực thể của của mọi vật và mọi biến cố gọi là tu tuệ. Sự quán thấy tối thượng hay trí tuệ (prajna) là sự hiểu biết vượt lên trên những biểu hiện trong tâm thức, vì những biểu hiện trong tâm thức chỉ là những giác cảm như những giác cảm khác, không phải là sự hiểu biết. Tu tuệ để quán thấy bản chất vô thường của mọi hiện tượng, để nhận thức được thực tính vô ngã của chúng, để hiểu rằng mọi hiện tượng, tức mọi vật thể và biến cố, trong đó có «cái ta», chúng không hàm chứa một sự hiện hữu nội tại hay tự tại nào cả.

Ba phép tu như vừa kể có thể xem như ba cấp bậc khác nhau, chẳng hạn như việc học vấn ở trường : từ tiểu học đến trung học, rồi đại học. Nhưng thật ra, ba cấp bậc tu tập có phần uyển chuyển hơn, do đó ta có thể thực hiện song hành với nhau. Dù sao cũng cần hiểu rằng : nếu không có một thân xác tinh khiết, một ngôn từ ngay thật, một tâm thức lương thiện thì không thể nào tu định được ; nếu không có một tâm thức an bình loại bỏ được mọi xúc cảm bấn loạn thì không thể nào phát huy được trí tuệ.

Sau hết, sự tu tập còn cần đến một sức mạnh để thúc đẩy và nuôi dưỡng. Nguồn sinh lực đem đến sức mạnhcần thiết cho việc tu tập chính là lòng từ bi. Từ bi luôn luôn là động lực cho từng cử chỉ, ngôn từ và tư duy của ta, là sức sống thiêng liêng nhất và cần thiết nhất để liên kết, thống nhất mọi hành vi trong chủ đích đem đến kết quả cho việc tu tập.

Ba phép tu tập trên đây thật ra là một cách trình bày đơn giản hoá và tóm lược của Bát chính đạo (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định, chính tư duy chính kiến) và Lục Ba-la- mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định trí tuệ). Bản tóm lược dưới đây trình bày sự liên hệ giữa ba phép tu tập với Bát chính đạo và Lục Ba-la-mật : CÁC PHÉP TU BÁT CHÍNH ĐẠO LỤC BA-LA-MẬT Tu Giới (shila) Chính ngữ Chính nghiệp Chính mệnh Bố thí Trì giới Nhẫn nhục Tu Định Chính tinh tấn Tinh tấn

(samadhi) Chính niệm Chính định Thiền định Tu tuệ (prajna) Chính tư duy Chính kiến Trí tuệ ---o0o--- 1. Tu Giới (Shila)

Giữ giới là cách điều hoà cuộc sống, tiết chế một số hành vi trên thân xác, kiểm soát ngôn từ và chủ động tư duy, làm phát lộ một phong thái an bình và thư giản. Kẻ khác khi nhìn vào một người tu giới sẽ thấy ngay cái phong cách thư thái, thân thiện của người này. Giữ giới không phải là tìm cách đè nén xung năng, kềm hãm những thúc đẩy bản năng liên hệ đến thân xác và tâm thần, nhưng chính là phải tự đặt mình vào những xúc cảm tích cực, chẳng hạn như yêu thương, chăm lo đến kẻ khác, không làm thiệt hại đến bất cứ một chúng sinh nào.

Người xuất gia phải chọn một lối sống kỷ cương : độc thân, không lưu lại lâu dài ở một nơi nào cả, chọn sự đơn sơ và đạm bạc. Ngoài những khuôn phép đó còn có hàng trăm giới khác được ghi trong kinh sách mà người xuất gia phải noi theo, giới luật không phải để trói buộc họ nhưng để giúp họ tự giải thoát khỏi mọi ràng buộc của cuộc sống vướng mắc và bon chen của thế tục và nhất là tránh cho họ nhựng bấn loạn trong tâm thức. Về phần người thế tục, ít nhất phải giữ năm giới căn bản : không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dùng những chất độc hại làm cho say sưa và nghiện ngập, đồng thời phải cố gắng giữ thêm các giới khác nữa.

Giữ giới là một sự tự nguyện, một hành vi tự nhiên, nhẹ nhàng và êm ả, nhưng đồng thời giữ giới cũng là một quyết tâm, đòi hỏi nhiều nghị lực để từ bỏ những thói quen độc hại, ích kỷ, nham hiểm, chúng là nguồn gốc của những xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Tu hạnh hay giữ giới là cách tập cho quen dần với lối sống đạo hạnh, bất bạo lực, ý thức được trách nhiệm đối với xã hội và môi sinh, biết trút bỏ những ràng buộc thường tình để chọn sự trong sáng và nhẹ nhàng cho tâm thức. Người biết giữ giới sẽ tạo ra một bầu không khí an bình chung quanh họ. Nhà hiền triết Ấn Độ Ramana Maharshi (1879-1950) có nói một câu như sau : «Tự sửa đổi chính ta tức là sửa đổi cả thế giới. Mặt trời chiếu sáng một cách tự nhiên. Nó không tìm cách sửa đổi ai cả. Vì nó rạng ngời, cho nên cả thế giới này chan hoà ánh

sáng. Tự sửa đổi lấy ta là một phương cách đem đến ánh sáng cho thế giới này». Như vậy, tự giữ giới không phải vì ta mà vì những người chung quanh, khi hiểu được như thế việc giữ giới sẽ trở thành một hành vi của từ bi, của yêu thương và rộng lượng, một hành vi vị tha, tự nhiên như hơi ta thở, như dòng máu đỏ đang tuần lưu trong huyết quản của ta.

Giữ giới gồm có hai khía cạnh, vừa thụ động lại vừa tích cực : thụ động là tránh không làm những việc độc hại, tích cực là cố gắng thực thi những

Một phần của tài liệu Khai-Niem-Ve-8-Moi-Lo-Toan-The-Tuc-Trong-Phat-Giao-Hoang-Phong-Dich (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)