* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: Để đánh giá tình hình,quá trình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua
việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.
* Thực hiên quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại.
- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trang trại theo các chỉ tiêu. - Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ của trại theo quy trình chăn nuôi của công ty C.P.
- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn.
- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh. * Quy trình nuôi dưỡng lợn nái sinh sản
Trại sử dụng thức ăn cho lợn nái là 566F và 567SF của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam.
Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi lợn
Loại cám Năng lượng (KCal) Protein thô (%) Xơ khô (%) Ca (%) P (%) Khoáng 566F 2900 13 10 0,6 - 1,4 0,5 - 1,0 0,4 - 0,6 567SF 3100 17 7 0,6 - 1,2 0,5 - 1,0 0,5 - 0,8 550SF 3300 21 3,5 0,6 - 1,2 0,4 - 0,9 0,7 - 1,3
(Nguồn: Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CPVN)
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản thì khẩu phần ăn rất quan trọng. Đối với nái chửa từ tuần đầu tiên đến tuần 15 ăn thức ăn hỗn hợp 566F; nái chửa tuần 16 và nái đẻ nuôi con ăn thức ăn hỗn hợp 567SF cho ăn 3 lần/ngày (sáng - chiều - đêm).
Bảng 3.2. Quy định về định mức ăn của chuồng đẻ
Số lứa ĐVT Lợn nái trước khi đẻ Lợn nái sau đẻ
Ngày 3 2 1 1 2 3 4 5
1 Kg/con 2 1,5 1 1 1,5 2,5 3 - 4 5 - 6
>2 Kg/con 2,5 2 1 1 2 3 4 6
Lợn mẹ cai sữa ăn 1 kg/ngày
* Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản
Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn đẻ. Hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng nuôi, cho lợn ăn, em thường xuyên quan sát lợn mẹ, đặc biệt quan sát sự biến đổi của bầu vú của lợn mẹ những ngày sắp đẻ để phát hiện những lợn nái nào sắp đẻ, có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và trực đỡ đẻ cho lợn, những lợn nào khó đẻ phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Bảng 3.3. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ
Trước khi đẻ Dấu hiệu
0 - 7 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mọng
2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa
6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài
30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đứng lên nằm xuống không yên 15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng 1bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng,
* Thực hiện Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Sử dụng và làm theo quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi đánh giá hiệu quả.
* Chẩn đoán và điều trị bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con. - Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, tiến hành theo dõi lợn thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, dịch rỉ viêm, phân, khả năng vận động... Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn.
- Lập sổ theo dõi đàn lợn cần điều tra bằng cách theo dõi, ghi chép những lợn có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng lâm sàng.
* Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin.
+ Điều tra trực tiếp: Hỏi bác sĩ thú y phụ trách, kĩ sư đứng chuồng, kĩ sư trại, công nhân của trại và thông qua sổ sách.
+ Theo dõi trực tiếp để lấy thông tin: Trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị lợn nái đẻ để lấy thông tin và dữ liệu.
*Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ
- Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm sắt (NOVA-Fe+B12, liều 2ml/con), cho uống amox phòng tiêu chảy. Tuy nhiên trong thực tế, để hạn chế việc bắt lợn con nhiều lần gây ảnh hưởng cho lợn con, nên ở trại thường tiến hành thực hiện việc cắt đuôi, mài nanh, bấm số tai, tiêm sắt và uống amox sau khi đẻ cùng 1 lần.
- Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 - 5 sau khi sinh. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amox (1ml/con) và cho lợn uống cầu trùng.
Lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.
Đối với lợn con theo mẹ tiến hành đặt máng tập ăn càng sớm càng tốt, để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của lợn con, kích thích cho bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển, hạn chế hao hụt lợn mẹ. Tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 3 - 5 ngày tuổi, sử dụng cám sữa 550 và cám hạt 550 dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho ít thức ăn để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.
Bên cạnh đó lợn con phải được tiêm phòng đầy đủ đúng theo từng ngày tuổi cũng như các loại thuốc và vắc xin để phòng các bệnh như:
Bảng 3.4. Lịch tiêm phòng cho lợn con
Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Vắc xin/ thuốc/chế phẩm Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con
2 - 3 ngày Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 1
3 - 5 ngày Cầu trùng Totralzuril 5% Uống 1
14 - 18 ngày Tiêm vaccine mycoplasma Mycoplasma Tiêm bắp 2 Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2