Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các công việc trên đàn lợn con
STT Công việc
Số lượng thực hiện
(con)
Kết quả (an toàn) Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Mài nanh, cắt đuôi 2703 2703 100
2 Thiến lợn đực 1015 1015 100
3 Bấm số tai 2703 2703 100
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con em đã thực hiện công việc mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai thực hiện được 2703 con kết quả an toàn đạt 100%. Riêng thiến lợn đực số lượng an toàn là 1015 con tỷ lệ 100%. Vì lợn con sau khi sinh ra phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú, cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, ít chảy máu và làm giảm stress cho lợn con. Lợn con được tiêm phòng thiếu máu bằng chế phẩm NOVA Fe - B12, lợn 3 ngày tuổi cho uống cầu trùng bằng chế phẩn toltrazuril cùng 1 lần
Khi thao tác trên lợn con em đã rút ra được một số kinh nghiệm như: Đỡ đẻ phải thao tác nhanh để không làm lợn con đau đớn, kêu la gây ảnh hưởng tới con nái đang đẻ, lợn con buộc dây rốn phải chắc vì một số trường hợp buộc chưa chắc sau khi cắt dây rốn máu còn chảy thành tia, lợn con bị mất máu nhiều. Khi mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực phải tiến hành nhẹ nhàng vì lợn con còn rất nhỏ và yếu, nên tiến hành bấm nanh, bấm số tai ngay sau khi đẻ 1 ngày và thiến lợn đực sau đẻ 3 ngày vì nếu bấm nanh, bấm số tai và thiến quá muộn thì lợn con dễ mất máu nhiều, vết thương khó lành hơn và lợn con quá to gây khó khăn cho việc cố định.