Minh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc qua 3 năm (2018 – 5 tháng đầu 2020)
Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành theo dõi và so sánh về tình hình chăn nuôi của trại qua 3 năm từ 2018 – 5 tháng đầu năm 2020 qua số liệu trực tiếp được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại
STT Loại lợn 2018 (con) Tỷ lệ (%) 2019 (con) Tỷ lệ (%) 5 tháng đầu năm 2020 (con) Tỷ lệ (%) 1 Lợn đực giống 1 100 1 100 1 100 2 Lợn nái sinh sản 95 100 119 125,26 133 111,76 3 Lợn con 2294 100 2671 116,43 1389 52 4 Tổng 2390 100 2791 116,78 1523 54,57
(Nguồn: Thống kê trại)
Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại qua 3 năm từ 2018 – 5 tháng đầu năm 2020, dễ thấy cơ cấu lợn tại trại có sự thay đổi theo từng năm. Kết quả sản xuất cụ thể là: Số lợn nái sinh sản từ năm 2018 là 95 con, tới năm 2019 là 119 con (tăng 25,26% số lượng lợn nái so với năm 2018), tới 5 tháng đầu năm 2020 đạt 133 nái do đưa thêm hậu bị vào sinh sản. Số lợn con cai sữa từ năm 2018 là 2294 con, tới năm 2019 là 2671 con (tăng 16,43% số lượng lợn con cai sữa năm 2018), tới 5 tháng đầu năm 2020 đạt 1389 con. So với
34
cùng kỳ thì đến tháng 5 năm 2020 số lượng lợn nái và lợn con cai sữa vẫn tăng. Lợn đực giống của trại năm 2018 là 1 con duy trì đến năm 2020.
Từ năm 2018 đến 5 tháng đầu năm 2020 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng phát triển ổn định. Số lượng nuôi các loại lợn của trại có sự chênh lệch rõ rệt, trong đó số lợn con là cao nhất. Lợn nái tại trại được theo dõi tỉ mỉ các số liệu như: Số tai, ngày phối giống, số lứa đẻ, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con sơ sinh, số con chọn nuôi, ngày cai sữa... được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống.
Từ kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định. Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã rất nỗ lực khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.