4.2.2.1. Công tác phòng bệnh
* Công tác vệ sinh: công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết
định tới thành quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/500 – 1/300 (tương đương 2 - 3 ml/lít nước).
Trong thời gian thực tập em đã thực hiện đầy đủ quy trình vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi của trại. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.3:
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh Công việc Số lần cần thực hiện (lần) Kết quả đã thực hiện (lần) Tỷ lệ (%)
Vệ sinh khu vực, hành lang 360 346 96
Phun sát trùng 48 46 96
Phát quang bụi rậm 6 6 100
37
Qua bảng 4.3. cho thấy: trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh khu vực hành lang 360 lần đạt 96%, quét và rắc vôi đường đi 24 lần đạt 96%, phun sát trùng 48 lần đạt 96%, phát quang bụi rậm 6 lần đạt 100%, đã hoàn thành 97% công việc được giao.
Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ...
* Công tác tiêm phòng
Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng lợn nái mang thai tại trại
Thời điểm tiêm Loại lợn Vắc xin Số lượng tiêm (con) Số lượng an toàn / đạt (con) Tỷ lệ (%) 05/11/2019 Nái chửa AD 20 20 100 20/11/2019 Nái chửa CSF + FMD 30 30 100 08/02/2020 Nái chửa CSF + FMD 18 18 100 03/04/2020 Nái chửa PRRS 30 30 100 14/05/2020 Nái chửa AD 40 40 100 20/05/2020 Nái chửa CSF + FMD 20 20 100 Qua bảng 4.4 cho thấy: Công tác tiêm phòng đã tiêm đầy đủ vắc xin cho lợn nái ở cơ sở với tỷ lệ an toàn sau tiêm vắc xin cao đạt 100%.
Số lượng lợn nái tiêm vắc xin tăng giảm không đồng đều. Cụ thể ngày 05/11/2019 tiêm 20 con, ngày 20/11/2019 số lượng lợn tiêm tăng lên 10 con nhưng đến ngày 08/02/2020 số lượng lợn tiêm giảm còn 18 con,... Nguyên nhân do số lượng lợn phối giống không đều giữa các tuần và vắc xin phòng
38
bệnh dịch tả lợn (CSF) và lở mồm long móng (FMD) chỉ tiêm từ tuần chửa 9 đến tuần chửa 12 nên mỗi tháng sẽ có số lượng lợn tiêm khác nhau. Vắc xin phòng bệnh giả dại (AD) tiêm tổng đàn vào tháng 5 và tháng 11. Vắc xin phòng bệnh tai xanh (PRRS) tiêm tổng đàn vào tháng 4 và tháng 10.
4.2.2.2. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
* Công tác chẩn đoán bệnh
Trong chăn nuôi gia súc gia cầm, chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời là rất cần thiết, từ đó giúp cho con vật nhanh chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Chính vì vậy, hằng ngày em tham gia cùng với cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành theo dõi lợn nái ở các ô chuồng để phát hiện những lợn nái có biểu hiện khác thường. Bên cạnh việc dựa vào triệu chứng lâm sàng của lợn nái, còn phải dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao và đôi khi còn phải sử dụng những biện pháp phi lâm sàng.
Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán và phát hiện lợn nái mắc bệnh Tên bệnh Số con theo dõi
(con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Đường hô hấp 119 10 8,4
Viêm đường sinh dục 15 12,6
Viêm khớp 3 2,52
Qua bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục là cao nhất chiếm 12,6%; tiếp đến là bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc bệnh là 8,4%; thấp nhất là bệnh viêm khớp có tỷ lệ mắc bệnh là 2,52%.
39
Bảng 4.6. Biểu hiện lâm sàng của lợn nái mắc bệnh
Qua bảng 4.6. cho thấy: trong 119 con lợn nái theo dõi có 15 con mắc bệnh viêm đường sinh dục, 10 con mắc bệnh đường hô hấp, 3 con mắc bệnh viêm khớp. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm đường sinh dục cao chiếm 12,6% do
Bệnh Số con mắc bệnh (con) Số con có biểu hiện (con)
Biểu hiện lâm sàng
Đường hô hấp
10
3
Sốt, ho (sáng sớm), giảm ăn, chảy dịch mũi
6 Ho, giảm ăn, mệt mỏi
1
Sốt, ho, thở thể bụng, bỏ ăn, chảy dịch mũi Viêm đường sinh dục 15 4
Kém ăn, dịch nhầy màu trắng đục chảy ra từ âm đạo
5
Sốt 40,5 – 42ºC, mệt mỏi, bỏ ăn, , dịch xuất từ âm đạo màu trắng đục
5
Mệt mỏi, kém ăn, dịch nhầy màu trắng chảy ra từ âm đạo, mùi tanh
1
Dịch nhầy màu nâu lẫn trắng đục tiết ra từ âm đạo (thường không liên tục mà chỉ từ vài ngày đến 1 tuần), mùi hôi tanh, âm môn sưng tấy đỏ.
Viêm khớp 3 1
Sốt, khớp sưng , mệt mỏi, bỏ ăn, ít vận động
40
trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt; mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật hoặc vệ sinh không đảm bảo đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp là 8,4%, nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, do bụi và khí độc gây ra,...do điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng chưa hợp lý (để lợn nái bị lạnh vào những ngày nhiệt độ xuống thấp). Tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm khớp là 2,52% do vi khuẩn gây ra, mặt khác do mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, thoái hóa xương,...Bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của lợn nái sinh sản.
Để giảm thiểu tỷ lệ bệnh mắc ở lợn nái ta cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ, điều chỉnh tăng, giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè và kín gió về mùa đông.
* Công tác điều trị bệnh
Trong thời gian thực tập tại trại, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cán bộ kỹ thuật trại. Cùng với những kiến thức đã học được trên ghế nhà trường của mình. Em đã tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể:
- Bệnh viêm đường sinh dục
+ Nguyên nhân: do công tác phối giống, can thiệp đẻ khó không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vệ sinh.
41
+ Triệu chứng: lợn sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng,…
+ Điều trị: dùng Clamoxyl LA liều 1ml/10kg TT, kết hợp với Ketovet liều 1ml/30kg TT. Tiêm bắp, điều trị trong 5 ngày liên tục.
- Bệnh đường hô hấp
+ Nguyên nhân: là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân, có thể do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, do thay đổi thời tiết, đôi khi còn do bụi và khí độc gây ra.
+ Triệu chứng: lợn bị bệnh thường mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, nước mũi, niêm mạc mắt và da nhợt nhạt, gương mũi khô.
+ Điều trị: Dùng Han – Tuxin tiêm bắp liều 1 ml/10kg TT/lần/ngày, kết hợp với Genta - Tylosin liều 1ml/20kgTT/lần/ngày. Liệu trình 5 ngày liên tục.
Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp, có thấy đờm thì tiêm Bromhexine: 2ml/con.
- Bệnh viêm khớp
+ Nguyên nhân: do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra, mặt khác do mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất.
+ Triệu chứng: lúc đầu lợn đi khập khiễng, lười vận động, ăn uống giảm. Sau nặng dần thì què, nằm một chỗ, khớp chân bị sưng đỏ, có con bị sốt.
+ Điều trị: Dùng Pendistrep kết hợp với Canxi, mỗi loại 1ml/10kg TT/lần/ngày, tiêm bắp. Điều trị 5 ngày liên tục.
42 Bảng 4.7. Kết quả điều trị lợn mắc bệnh Tên bệnh Số con điều trị (con)
Tên thuốc Liều lượng (ml) Đường đưa thuốc Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm đường sinh dục 15 Clamoxyl LA 1ml/10kgTT Tiêm bắp 14 94 Ketovet 1ml/30kgTT Đường hô hấp 10 Han – tuxin 1ml/10kgTT Tiêm bắp 9 90 Genta - Tylosin 1ml/20kgTT Viêm khớp 3 Pendistrep 1ml/10kgTT Tiêm bắp 3 100 Canxi
Qua bảng 4.7. cho thấy: Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái tại trại, trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao từ 90 - 100%.
Bệnh viêm khớp có 3/3 con điều trị khỏi chiếm tỷ lệ cao nhất là 100%. Bệnh viêm đường sinh dục có 14/15 con lợn được điều trị khỏi chiếm tỷ lệ 94%. Bệnh đường hô hấp có 9/10 con lợn được điều trị khỏi chiếm tỷ lệ là 90%.
Trong điều trị bệnh viêm đường sinh dục đối với lợn nái đang mang thai tại trại, đã sử dụng điều trị toàn thân cho lợn nái bằng thuốc kháng sinh và kháng viêm, tăng sức đề kháng. Không tiến hành thụt rửa đường sinh dục.
Để tăng tỷ lệ khỏi bệnh của lợn nái cần kết hợp chăm sóc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và điều trị theo đúng pháp đồ điều trị và liệu trình của thuốc. Cần bổ sung thêm nước sạch, trợ sức, trợ lực, điện giải, các vitamin và khoáng chất để con vật nhanh chóng hồi phục.
43
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ