Một số công thức tính các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 44)

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel.

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =  số lợn mắc bệnh

x 100

 số lợn theo dõi

- Tỷ lệ khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) =  số con khỏi bệnh

x 100

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại Việt Anh qua 3 năm (2018 - 5/2020)

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại và thông qua hệ thống sổ sách em đã thống kê được số lượng lợn như sau:

Bảng 4.1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Việt Anh qua 3 năm (2018 - 5/2020)

STT Chỉ tiêu Số lượng (con)

2018 2019 5/2020

1 Lợn đực giống 12 14 13

2 Lợn nái sinh sản 608 615 590

3 Lợn hậu bị 60 65 55

4 Lợn con 14.400 14.720 6.200

(Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy, trang trại chỉ sản xuất lợn giống, do đó cơ cấu đàn lợn của trại chủ yếu là lợn nái và lợn con theo mẹ. Số lượng lợn nái có xu hướng tăng lên trong năm 2019, nhưng giảm đi trong năm 2020. Trại đặc biệt chú trọng đến lợn nái hậu bị để thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn như; nái già, đẻ quá nhiều lứa, nái sảy thai nhiều lần, nái bị bệnh... Tất cả mọi lợn nái được theo dõi một cách tỉ mỉ, các số liệu liên quan của lợn nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, được ghi trên thẻ gắn trên mỗi ô tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng để loại thải những con đực giống đã kém chất lượng.

Lợn con theo mẹ được cai sữa lúc 21 - 26 ngày tuổi, đến 30 ngày tuổi được bán ra ngoài thị trường.

thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất... trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh thú y, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”, đồng thời thực hiện quá trình chu chuyển đàn một cách hợp lý nên số lượng và cơ cấu đàn lợn luôn được ổn định và phát triển qua các năm. Điều này cho thấy trình độ quản lý trại và thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của chủ trang trại là khá tốt.

4.2. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ

4.2.1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni.

* Đỡ đẻ lợn con

Kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn.

- Cầm lợn con và sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod. - Cho lợn con vào lồng úm t0 = 33 - 350C

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi

Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành bấm nanh, bấm số tai, cắt đuôi.

* Thiến lợn đực

Đối với lợn đực nuôi thịt cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 - 5 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amoxicillin (1ml/con).

* Mổ Hecni

- Chuẩn bị lợn: Cho nhịn ăn từ 6 - 12 giờ trước khi phẫu thuật

- Chuẩn bị dụng cụ: 1 kim khâu, 1 kẹp cầm kim, chỉ, kéo, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh, giá cố định. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amoxicillin (1ml/con) và cho lợn uống cầu trùng.

- Thực hiện: Vệ sinh sát trùng vị trí mổ hecni, dùng dao mổ rạch cạnh hecni, dùng tay nắn nhẹ những chất trong bao hecni trở vào xoang bụng. Dùng 2 ngón tay đặt vào lỗ hecni ngăn không cho ruột trở ra ngoài bao hecni. Dùng kim cong khâu qua da, xuyên bao hecni ngay phần cổ bao hecni sao cho không chạm vào ruột và cách mép ngoài lỗ hecni 0,5cm, cứ thế khâu vòng nút số 8 quanh cổ bao hecni. Sau khi khâu giáp mí kéo 2 đầu sợi chỉ siết chặt lại và buộc nút chết. Sau đó sát trùng vị trí mổ hecni và tiêm kháng sinh amoxicillin (1ml/con).

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện các công việc trên đàn lợn con

Nội dung công việc

Số lợn thực hiện (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Đỡ đẻ lợn mẹ 314 314 100 Cắt đuôi lợn con 3810 3810 100

Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 3810 3810 100

Thiến lợn đực 1806 1806 100

Mổ Hecni 6 5 83,33

Số liệu bảng 4.2 cho thấy:

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con em đã đỡ đẻ 314 con, tỷ lệ an toàn là 100%. Việc mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực kết quả các công việc này đều đạt an toàn 100%. Việc mổ hecni có số lợn con an toàn là 6/5 con, có 1 con bị chết là do lợn nhỏ, sức đề kháng kém nên tỷ lệ đạt an toàn là 83,33%.

4.2.2. Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái và lợn con

Bảng 4.3. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng

Tháng Nái chửa và nái nuôi con Lợn con đẻ ra Lợn con cai sữa 12/2019 56 681 645 1/2020 55 668 630 2/2020 56 675 640 3/2020 56 683 662 4/2020 54 655 624 5/2020 37 448 426 Tổng 314 3810 3627

Số liệu bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn nái chửa và nái nuôi con đã được em chăm sóc là 314 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng cám đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ.

Để có tỷ lệ lợn con cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, nếu nhiệt độ môi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng, sàn chuồng ẩm hơn để tránh lợn con bị cảm lạnh và tiêu chảy.

4.2.3. Kết quả theo dõi về tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái

Tháng Số nái đẻ Đẻ bình thường Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp Tỷ lệ (%) 12/2019 56 54 96,43 2 3,57 1/2020 55 53 96,36 2 3,64 2/2020 56 53 94,64 3 5,36 3/2020 56 54 96,43 2 3,57 4/2020 54 52 96,30 2 3,70 5/2020 37 36 97,30 1 2,70 Tổng 314 302 96,18 12 3,82

Số liệu bảng 4.4 cho thấy: Tổng số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số con đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp của trại. Tỷ lệ lợn nái đẻ phải can thiệp là 3,82%.

Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái

đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Trong đỡ đẻ em rút được kinh nghiệm là cần chuẩn bị tốt ô úm, vệ sinh vùng mông và âm hộ con nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung, xoa bầu vú. Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay, phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, xây sát niêm mạc tử con cái.

Phải theo dõi ngày phối giống và ngày đẻ dự kiến để chuẩn bị kế hoạch đỡ đẻ.

4.2.4. Kết quả thực hiện vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn nằm đè lên phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa

+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại.

Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100

Phun sát trùng 180 180 100

Quét và rắc vôi 180 180 100

Tắm sát trùng 180 180 100

Số liệu bảng 4.5 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, theo định mức vệ sinh chuồng trại là 180 lần, trong đó em đã trực tiếp thực hiện là 180 lần đạt 100%, kế hoạch phun sát trùng tiêu độc chuồng trại của cơ sở là 180 lần, em đã trực tiếp phun sát trùng 180 lần đạt 100%. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 180 lần, em đã thực hiện 180 lần đạt 100%. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 1 - 2 ngày/lần. Tắm sát trùng đạt 100%.

4.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh.

Sau đây là kết quả của công tác theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn sinh sản STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện bệnh 1 Hội chứng đẻ khó 314 12 3,82 Lợn nái rặn nhiều thời gian lâu không đẻ được.

2 Viêm tử cung 314 16 5,09

Tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục, có mùi hôi tanh.

3 Viêm vú 314 11 3,50

Vú sưng, nóng, không phun sữa được, sốt, lợn nái bỏ ăn.

Tính chung 314 39 12,42

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Trong số các bệnh sinh sản của lợn nái thì bệnh viêm tử cung có số lợn nái mắc cao nhất 16 con, chiếm tỷ lệ mắc là 5,09%, tiếp đến là đẻ khó có 12 con phải can thiệp, chiếm tỷ lệ 3,82%. Bệnh viêm vú là 11 con, chiếm tỷ lệ 3,50%. Tính chung lợn nái tại trại mắc các bệnh sinh sản là 39 con, chiếm tỷ lệ là 12,42%.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 5,09%, do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 3,82% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 3,50%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương.

4.3.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Biểu hiện của bệnh

1 Phân trắng 3810 596 15,64

Phân màu trắng, sau chuyển màu vàng, lỏng, sền sệt, có mùi tanh.

2 Viêm khớp 3810 232 6,08

Lông da sởn lên, suy nhược, què, sút cân, các khớp chân sưng phồng.

3 Viêm phổi 3810 384 10,07

Lợn con ho, sốt cao, khó thở, mũi chảy nhiều dịch, giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Số liệu bảng 4.7 cho thấy:

Lợn con ở trại mắc bệnh phân trắng là cao nhất chiếm tỷ lệ 15,64%, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của lợn con còn yếu.

Tỷ lệ mắc viêm khớp chiếm tỷ lệ 6,08%. Nguyên nhân là do thời tiết, khí hậu và tác động cơ học.

Tỷ lệ mắc viêm phổi là 10,07%. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, trời mưa nồm… sẽ khiến lợn con mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.

Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí

trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị nhiễm nấm mốc cũng dẫn tới viêm phổi.

4.4. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.4.1. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Qua quá trình theo dõi đàn lợn nái mắc bệnh, em đã tiến hành điều trị theo các phác đồ sau:

- Phác đồ điều trị bệnh hội chứng đẻ khó

+ Tiêm oxytoxin, liều lượng 2ml/con, tiêm bắp, liệu trình điều trị 1 ngày.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)