Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 46 - 48)

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni.

* Đỡ đẻ lợn con

Kĩ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau: - Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp. - Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn.

- Cầm lợn con và sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod. - Cho lợn con vào lồng úm t0 = 33 - 350C

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi

Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành bấm nanh, bấm số tai, cắt đuôi.

* Thiến lợn đực

Đối với lợn đực nuôi thịt cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 3 - 5 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amoxicillin (1ml/con).

* Mổ Hecni

- Chuẩn bị lợn: Cho nhịn ăn từ 6 - 12 giờ trước khi phẫu thuật

- Chuẩn bị dụng cụ: 1 kim khâu, 1 kẹp cầm kim, chỉ, kéo, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh, giá cố định. Sau khi thiến xong tiêm kháng sinh amoxicillin (1ml/con) và cho lợn uống cầu trùng.

- Thực hiện: Vệ sinh sát trùng vị trí mổ hecni, dùng dao mổ rạch cạnh hecni, dùng tay nắn nhẹ những chất trong bao hecni trở vào xoang bụng. Dùng 2 ngón tay đặt vào lỗ hecni ngăn không cho ruột trở ra ngoài bao hecni. Dùng kim cong khâu qua da, xuyên bao hecni ngay phần cổ bao hecni sao cho không chạm vào ruột và cách mép ngoài lỗ hecni 0,5cm, cứ thế khâu vòng nút số 8 quanh cổ bao hecni. Sau khi khâu giáp mí kéo 2 đầu sợi chỉ siết chặt lại và buộc nút chết. Sau đó sát trùng vị trí mổ hecni và tiêm kháng sinh amoxicillin (1ml/con).

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện các công việc trên đàn lợn con

Nội dung công việc

Số lợn thực hiện (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Đỡ đẻ lợn mẹ 314 314 100 Cắt đuôi lợn con 3810 3810 100

Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 3810 3810 100

Thiến lợn đực 1806 1806 100

Mổ Hecni 6 5 83,33

Số liệu bảng 4.2 cho thấy:

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn con em đã đỡ đẻ 314 con, tỷ lệ an toàn là 100%. Việc mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi và thiến lợn đực kết quả các công việc này đều đạt an toàn 100%. Việc mổ hecni có số lợn con an toàn là 6/5 con, có 1 con bị chết là do lợn nhỏ, sức đề kháng kém nên tỷ lệ đạt an toàn là 83,33%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)