Kết quả thực hiện vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 50)

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn nằm đè lên phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa

+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại.

Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

Công việc Số lượng cần thực hiện (lần) Số lượng công việc thực hiện được (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100

Phun sát trùng 180 180 100

Quét và rắc vôi 180 180 100

Tắm sát trùng 180 180 100

Số liệu bảng 4.5 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, theo định mức vệ sinh chuồng trại là 180 lần, trong đó em đã trực tiếp thực hiện là 180 lần đạt 100%, kế hoạch phun sát trùng tiêu độc chuồng trại của cơ sở là 180 lần, em đã trực tiếp phun sát trùng 180 lần đạt 100%. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 180 lần, em đã thực hiện 180 lần đạt 100%. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được tiến hành định kỳ 1 - 2 ngày/lần. Tắm sát trùng đạt 100%.

4.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh.

Sau đây là kết quả của công tác theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn sinh sản STT Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Biểu hiện bệnh 1 Hội chứng đẻ khó 314 12 3,82 Lợn nái rặn nhiều thời gian lâu không đẻ được.

2 Viêm tử cung 314 16 5,09

Tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục, có mùi hôi tanh.

3 Viêm vú 314 11 3,50

Vú sưng, nóng, không phun sữa được, sốt, lợn nái bỏ ăn.

Tính chung 314 39 12,42

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Trong số các bệnh sinh sản của lợn nái thì bệnh viêm tử cung có số lợn nái mắc cao nhất 16 con, chiếm tỷ lệ mắc là 5,09%, tiếp đến là đẻ khó có 12 con phải can thiệp, chiếm tỷ lệ 3,82%. Bệnh viêm vú là 11 con, chiếm tỷ lệ 3,50%. Tính chung lợn nái tại trại mắc các bệnh sinh sản là 39 con, chiếm tỷ lệ là 12,42%.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao chiếm 5,09%, do quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống và quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 3,82% do lợn nái ít được vận động, ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 3,50%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương.

4.3.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

STT Tên bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Biểu hiện của bệnh

1 Phân trắng 3810 596 15,64

Phân màu trắng, sau chuyển màu vàng, lỏng, sền sệt, có mùi tanh.

2 Viêm khớp 3810 232 6,08

Lông da sởn lên, suy nhược, què, sút cân, các khớp chân sưng phồng.

3 Viêm phổi 3810 384 10,07

Lợn con ho, sốt cao, khó thở, mũi chảy nhiều dịch, giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Số liệu bảng 4.7 cho thấy:

Lợn con ở trại mắc bệnh phân trắng là cao nhất chiếm tỷ lệ 15,64%, nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột lợn con bị nhiễm lạnh, sức đề kháng của lợn con còn yếu.

Tỷ lệ mắc viêm khớp chiếm tỷ lệ 6,08%. Nguyên nhân là do thời tiết, khí hậu và tác động cơ học.

Tỷ lệ mắc viêm phổi là 10,07%. Nguyên nhân do thời tiết lạnh, ẩm độ không khí cao, trời mưa nồm… sẽ khiến lợn con mắc một số bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.

Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn do quá trình vệ sinh chuồng nuôi chưa được tốt, không khí

trong chuồng nuôi nhiều bụi bẩn, thức ăn quá khô hoặc bị nhiễm nấm mốc cũng dẫn tới viêm phổi.

4.4. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.4.1. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Qua quá trình theo dõi đàn lợn nái mắc bệnh, em đã tiến hành điều trị theo các phác đồ sau:

- Phác đồ điều trị bệnh hội chứng đẻ khó

+ Tiêm oxytoxin, liều lượng 2ml/con, tiêm bắp, liệu trình điều trị 1 ngày. - Phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung

+ Tiêm oxytoxin, liều lượng 2ml/con, tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày. + Tiêm amoxinject LA, liều lượng 24ml/con/ngày, tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.

- Phác đồ điều trị bệnh viêm vú

+ Tiêm amoxinject LA, liều 24ml/con/ngày, tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.

Bảng 4.8. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái Chỉ tiêu Tên bệnh Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Hội chứng đẻ khó 12 12 100 Viêm tử cung 16 13 81,25 Viêm vú 11 10 90,91

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: Đẻ khó tỷ lệ khỏi 100%. Trong 16 con mắc bệnh viêm tử cung chúng em đã tham gia điều trị khỏi 13 con, đạt tỷ lệ

81,25%. Số con không chữa khỏi là 3 con do những con này do quá trình can thiệp đẻ không đúng kỹ thuật và điều trị không dứt điểm dẫn đến càng ngày càng viêm nặng hơn nên bị loại thải. Có 11 con mắc bệnh viêm vú em đã tham gia điều trị khỏi 10 con, đạt tỷ lệ 90,91%, do bệnh ở thể viêm nặng và điều trị khó không khỏi nên loại thải.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt trại em thường loại thải theo lịch loại thải của công ty.

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

Sau quá trình theo dõi và phát hiện đàn lợn bị bệnh, em tiến hành theo điều trị theo các phác đồ sau:

- Phác đồ điều trị bệnh phân trắng:

+ Tiêm nova – amcoli, liều lượng 1ml/con, tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.

- Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp:

+ Tiêm pendistrep LA 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.

- Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi:

+ Tiêm hitamox LA, liều lượng 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp, liệu trình điều trị 3 - 5 ngày.

Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh cho đàn lợn con

Tên bệnh Kết quả Số lợn con điều trị (con) Số lợn con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Phân trắng 596 564 94,63 Viêm khớp 232 225 96,98 Viêm phổi 384 361 94,01

Số liệu bảng 4.9 cho thấy:

Bệnh phân trắng: Em đã tham gia điều trị 596 lợn con bị tiêu chảy trong quá trình thực tập. Tuy nhiên, chỉ thực hiện điều trị khỏi 564 lợn con, đạt 94,63%.

Bệnh viêm khớp: Em đã trực tiếp điều trị cho 232 con, trong đó điều trị khỏi 225 con, đạt tỷ lệ 96,98%. Cho thấy liệu trình điều trị đạt hiệu quả khá cao.

Bệnh viêm phổi: Trong thời gian thực tập, em đã tham gia điều trị cho 384 lợn con, điều trị khỏi 361 con, hiệu quả điều trị đạt 94,01%, việc thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ bị lạnh dẫn tới bị viêm phổi, một phần do quét vôi quá mạnh heo con hít phải.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại Việt Anh, xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng em có một số kết luận:

1. Công tác vệ sinh phòng bệnh

- Công tác vệ sinh trong và các khu vực quanh trại đều đạt tiêu chuẩn 5S (sẵn sàng, săn sóc, sắp xếp, sàng lọc, sạch sẽ).

- Hằng tuần trại tổ chức làm tổng vệ sinh toàn trại 2 lần/tuần, tiến hành nhổ cỏ và rắc vôi xung quanh khu vực chăn nuôi.

- Thay hố sát trùng ở các cổng vào chủ nhật hằng tuần.

- Trong chuồng nuôi hằng ngày luôn được vệ sinh sạch sẽ và rắc vôi tiêu độc khử trùng.

- Khu sinh hoạt hằng ngày của công nhân, kỹ sư… đều được vệ sinh sạch sẽ.

2. Công tác chăn nuôi

- Chăm sóc, nuôi dưỡng cho 314 lợn nái. - Các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ: + Số lợn con đẻ ra/lứa đạt 12,13 con/lứa/nái + Số lợn con cai sữa đạt 11,55 con/lứa/nái. + Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 95,19%.

- Có 96,18% nái đẻ bình thường và 3,82% nái đẻ khó phải can thiệp.

- Chăm sóc nuôi dưỡng 3810 lợn con, các công việc liên quan đến lợn mẹ và lợn con đã thực hiện là: Đỡ đẻ lợn mẹ 314 con (tỷ lệ an toàn đạt 100%), mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi lợn con, thiến lợn đực đều đạt tỷ an toàn 100%, mổ hecni đạt tỷ lệ 83,33%.

- Công tác chăn nuôi của trại được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao. - Số lợn con sinh ra to, khỏe mạnh, giảm số lượng lợn con tồn lại trại, nâng cao hiệu quả kinh tế.

3. Công tác thú y

- Công tác phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc, đúng theo lịch làm việc của công ty, qua đó đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh.

- Lợn nái ở trại thường mắc các bệnh: Hội chứng đẻ khó (3,82%), bệnh viêm tử cung (5,09%), viêm vú (3,50%).

- Lợn con thường mắc các bệnh: Phân trắng (15,64%), viêm khớp (6,08%), viêm phổi (10,07%).

- Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái: Tỷ lệ khỏi hội chứng đẻ khó đạt 100%, tỷ lệ khỏi viêm tử cung đạt 81,25%, tỷ lệ khỏi viêm vú đạt 90,91%.

- Kết quả điều trị bệnh cho lợn con: Tỷ lệ khỏi phân trắng đạt 94,63%, tỷ lệ khỏi viêm khớp đạt 96,98%, tỷ lệ khỏi bệnh viêm phổi đạt 94,01%.

5.2. Đề nghị

- Trại cần thực hiện tốt hơn công tác vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa người và xe ra vào trại.

- Công tác vệ sinh chuồng bầu và vệ sinh dụng cụ, vệ sinh gia súc trước khi phối giống, vệ sinh máng ăn, máng uống, cần được thực hiện tốt để giảm tỉ lệ lợn mắc bệnh.

- Tăng cường công tác quản lý lợn con để hạn chế thấp nhất tình trạng lợn con chết do bị đè và rơi xuống gầm.

- Hướng dẫn cho công nhân chi tiết về các kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi, nhất là có công nhân mới.

- Thực hiện tốt hơn công tác mổ hecni cho lợn con. Lợn cai sữa cần được chăm sóc tốt hơn để giảm tỷ lệ mắc các bệnh.

- Cần chú ý tới việc sử dụng nước trong chuồng để chuồng luôn khô ráo, làm giảm tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh tiêu chảy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr. 29 - 35.

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thú y,tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

3. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình

sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

7. Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hòa, Yamaguchi (2014), “ Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXI (số 2), tr. 43 - 55.

8.Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn

và dinh dưỡng gia súc - gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9.Lê Thị Hoài (2008), Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli, C. Perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi

tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, Luận văn thạc sĩ

10. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đình Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Văn Năm (1999), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên

(2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

17. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

21. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo

II. Tài liệu tiếng anh

22. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov.,

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại việt anh, xã hiệp hòa, huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)