Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 38)

Theo Trần Tiến Dũng (2004) [8] bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.

Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [14] bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng.

thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [23] lợn nái ở lứa đẻ 1 và lứa ≥ 8 có tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa đẻ khác. Tác giả cho rằng ở lứa 1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và sây sát. Mặt khác, lứa đẻ ≥ 8 do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lứa 1 và lứa ≥ 8 cao hơn các lứa đẻ khác.

Theo Trịnh Đình Thâu và cs. (2010) [2627] lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ mắc hội chứng MMA dao động từ 47,39 - 53,33%.

Theo Nguyễn Thị Hồng Minh (2014) [17] yếu tố thời tiết, mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ mắc hội chứng MMA, mùa hạ có tỷ lệ mắc cao nhất 53,37%, mùa đông 46,05%, mùa thu có tỷ lệ mắc thấp nhất 43,70%. Sự khác nhau về tỷ lệ mắc hội chứng MMA ở đàn lợn nái là do ảnh hưởng của sự biến đổi các chỉ tiêu về thời tiết khí hậu của các mùa khác nhau.

Trần Ngọc Bích và cs (2016) [2], đã khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh và phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục,chiếm tỷ lệ 74,13%.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2002) [22], lợn nái sau khi sinh bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lại chiếm 50,84%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất ở lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.

Theo Chu Thị Thơm và cs (2005) [29], chữa bệnh viêm vú, sưng vú, tắc tia sữa bằng: Bồ công anh 50g rửa sạch, giã nát cho thêm ít muối, ít nước, chắt lấy nước cho uống, phần bã đắp phần vú bị sưng.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [24], đưa ra bốn phương pháp điều trị viêm tử cung ở lợn nái:

+ Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa đợi hay kích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết ra ngoài hết, sau đó thụt kháng sinh vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

+ Phương pháp 2: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như etrumat, oestrophan, prosolvin, hanprost, lutalyse,…tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, sau đó thụt vào tử cung 200 - 500ml dung dịch lugol ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

+ Phương pháp 3: oxytocin 6 - 8ml tiêm dưới da, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh bơm vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

+ Phương pháp 4: Dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, lugol 200 - 500ml kết hợp với kháng sinh thụt vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 38)