Kết quả điều trị bện hở đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 63)

Căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh, em xác định được chính xác bệnh xảy ra trên từng đối tượng lợn nái và tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh cụ thể. Đối với lợn nái đẻ và nuôi con được nuôi riêng trong từng ô chuồng nên thuận tiện cho việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh cũng như công tác điều trị. Đối với lợn con theo mẹ, những cá thể mắc bệnh sẽ được đánh dấu hoặc tách riêng để điều trị. Kết quả chẩn đoán và điều trị được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản trong thời gian thực tập

STT Tên bệnh Thuốc điều trị Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 Viêm tử cung Oxytocin; cồn iod 10% làm sạch tử cung, amoxinal la15% (10ml/con/ngày) 13 12 92,30 2 Viêm vú Tiêm analgin (1ml/10kgTT) citius 5% (1ml/10kgTT) Đối với những con bị viêm có mụn loét dùng cồn iod bôi sát trùng 2 1 50 3 Sát nhau Oxytocin (2ml/con/ngày); nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung tiên amoxinal la15% (1ml/15kgTT)

Kết quả bảng 4.9 cho thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao. Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Qua quá trình thực tập em đã học được một số kinh nghiệm như sau: Đối với bệnh viêm tử cung, sát nhau ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng thời gian, liều lượng thì các biện pháp can thiệp phải đảm bảo vệ sinh và kĩ thuật. Đối với viêm vú, thực hiện các thao tác nhẹ nhàng tránh hiện tượng stress, làm đau, viêm nơi tiêm.

Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ trong thời gian thực tập

STT Tên bệnh Thuốc điều trị

Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 1 Tiêu chảy Baytril 5% (1ml/10kgTT) kết hợp với atropin (0,15ml/kgTT) 132 120 90,91 2 Viêm rốn

Han - Iodin 5% bôi rốn amoxinal la15%

(1ml/con)

14 13 92,86

Đối với lợn con theo mẹ, trong thời gian thực tập tại trại lợn, em được điều trị 2 bệnh điển hình là tiêu chảy và viêm rốn. Trong quá trình điều trị bệnh tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị là khá cao trên 90%, những con tiên lượng xấu thì loại thải đem đi chôn.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại em có một số kết luận sơ bộ như sau: - Tổng số lợn nái sinh sản, hậu bị và lợn đực giống của trại tính đến tháng 5/2020 là 183 con. Trong đó số lợn nái sinh sản là 155; số lợn đực giống 3 con và số lợn nái hậu bị là 25; con đảm bảo duy trì về số lượng, chất lượng đàn nái đang sản xuất tại trại.

- Hiệu quả chăn nuôi của trại khá tốt, cụ thể là: Trung bình số lợn con sơ sinh đẻ ra trên lứa là 12,50 con.

- Quy trình vệ sinh phòng bệnh luôn được thực hiện tốt.

- Lịch tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng đối với đàn lợn nái sinh sản luôn được thực hiện đầy đủ ở các thời điểm.

- Đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100%.

- Đàn nái sinh sản tại trại thường mắc một số bệnh: viêm tử cung tỷ lệ mắc 12,62%; viêm vú 1,94%; sát nhau 4,85%. Lợn con theo mẹ thường mắc hội chứng tiêu chảy (10,26%), viêm rốn (1,09%). Tỷ lệ khỏi của từng bệnh lần lượt là: viêm tử cung 100%; viêm vú 50%; sát nhau 100%; tiêu chảy 90,90%; viêm rốn 92,85%.

Những chuyên môn đã học được trong thời gian thực tập:

+ Cách tuyển chọn lợn hậu bị để làm lợn nái sinh sản + Cách nhận biết và thử lợn nái khi động dục

+ Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Chữa một số bệnh cho lợn nái và lợn con + Đỡ đẻ cho lợn

+ Mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, tiêm sắt, thiến lợn, mổ hecni + Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con

+ Tham gia thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng…).

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế sản xuất tại trại chăn nuôi của ông Nguyễn Thế Anh, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của bản thân, em có một số đề nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất cho trại như sau:

- Về quy trình vệ sinh thú y, trại cần làm tốt và kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa nhất là người và phương tiện ra vào trại.

- Trong mỗi chuồng đẻ cần được cung cấp thêm các thiết bị như bóng đèn sưởi, quây úm, khay đỡ đẻ và thảm lót phải được trang bị đầy đủ để giữ ấm cho lợn con.

- Chuồng bầu cần được lắp thêm các bóng đèn ở các dãy để công nhân cũng như kỹ sư có thể dễ dàng quan sát, theo dõi và phát hiện những biểu hiện và dấu hiệu lạ của lợn.

- Cần hướng dẫn lại kỹ càng thao tác buộc rốn cho công nhân hay sinh viên mới xuống trại thực tập để giảm thiểu bệnh viêm rốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài Liệu Tiếng Việt

1.Barbara E. Straw (2001), Cẩm nang chăn nuôi lợn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, 23(5), tr. 51 - 56.

3.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, Trang 29 - 35.

4.Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

5.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông Nghiệp Tp. HCM.

6.Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

7.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội.

8.Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 2 (1), tr. 66 - 69.

9.Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

10.Văn Lệ Hằng, Đạo Đức Thà, Chu Đình Tới (2009), Sinh sản vật nuôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội

13. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, Trang 44 - 52.

14.Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nhiệp, Hà Nội.

15.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

17.Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

18. Nguyễn Như Pho (2002), Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và năng suất sinh sản heo nái, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

19.Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

20.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

21.Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2001), Giáo trình Vi sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

22.Nguyễn Văn Thanh (2002), Nghiên cứu một số chỉ tiêu và bệnh đường sinh dục thường gặp ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

23.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng Sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XIV (3), tr. 38 - 43.

24. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nuyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình Sinh sản gia súc, Nxb Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội. 25.Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý vật nuôi, Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

26. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Đức Thành (2010),“Thực trạng hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc tỉnh Thái Bình và thử nghiệm phòng trị”,

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi (JAHST), số 1, Hà Nội.

27.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị,” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 17.

28.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tuấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

29.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tô (2005), Hướng dẫn phòng, trị bằng thuốc nam một số bệnh ở gia súc, Nxb Lao Động, tr. 120 - 121. 30.Nguyễn Thị Thuận (2010), Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn

lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tỉnh Thái Bình và thử nghiệm một số pháp đồ điều trị, Luận Văn Thạc Sĩ Nông Nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

32.Heber L., Cornelia P., Loan P. E., Ioana B., Diana M., Ovidiu S., Sandel P. (2010), “Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows”, Scientific Papers: Animal Science and Biotechnologies, 43 (2).

33. Kemper N., Gerjets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and posterior mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 26.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 63)