Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển khá nhanh và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Trong đó chăn

nuôi gà phát triển mạnh thì ảnh hưởng của dòng giống, mùa vụ và dịch bệnh xảy ra cũng là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi.

Ở nước ta các công trình nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của mùa vụ đối với gà thịt cũng được quan tâm đến.

Theo Hồ Lam Sơn (2005)[7], khi nghiên cứu năng suất thịt của gà, sinh trưởng của gà cả trống và mái vào mùa thu là tốt nhất, tiếp sau đó là mùa đông, thấp nhất ở mùa hè. Khối lượng cơ thể của gà mái và gà trống đều đạt cao nhất vào mùa thu, thấp nhất ở mùa hè. Sự chênh lệch về khối lượng cơ thể nuôi ở các mùa đối với gà trống rõ hơn gà mái.

Theo Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998)[6] cho biết, tốc độ mọc lông là tính trạng di truyền liên kết với giới tính, trong cùng một dòng gà thì gà mái có tốc độ mọc lông đều hơn gà trống, đó là hormone tác dụng ngược chiều với gen liên kết giới tính. Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993)[5] cho biết, gà nuôi trong vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn nhu cầu vụ đông 10 - 15%.

Ảnh hưởng của dịch bệnh là điều mà tất cả mọi người đều rất quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới vật nuôi mà còn lây lan dịch bệnh, giảm hiệu quả chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế.

Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001)[9], tác nhân gây bệnh CRD là M. gallisepticum, tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% ở gà thương phẩm, còn gà giống là 10%, tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30%.

Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002)[4] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli... đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao. Theo Hoàng

Huy Liệu (2002)[15] cho biết, bệnh CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra: M.gallisepticum, M.synoviae, M.meleagridis. Nhưng chủ yếu là loài

M.gallisepticum. Mycoplasma có nghĩa là “dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển vi thì giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân; gallisepticum có nghĩa là “gây độc cho gà mái”. Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà đẻ trứng rất cao và sản lượng trứng được giảm đáng kể.

Theo Hoàng Hà (2009)[14] cho biết, trong tự nhiên thời gian ủ bệnh CRD từ 3 - 8 tuần tuổi. Bệnh CRD rất phổ biến ở gà và tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh này là rất cao: 10 - 15% (ở đàn gà giống), 30 - 40% (ở đàn gà thịt) và 70 - 80% (ở đàn gà đẻ).

Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (2007)[2] cho biết, năm 1898, Nocard E. và cs lần đầu tiên phân lập được Mycoplasma từ bò bị bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm. Khi đó được gọi là vi sinh vật viêm màng phổi (PPO). Về sau người ta tiếp tục phân lập được PPO từ các động vật khác và đổi tên là vi sinh vật loại viêm màng phổi (PPLO). Từ năm 1955, PPO và PPLO được chính thức đổi thành Mycoplasma.

Theo Trường Giang (2008)[13] cho biết, trên gà thịt: bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 - 8 tuần, triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E. coli, vì vậy trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E. coli - CRD (C - CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm ran khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn. Trên gà trưởng thành - gà đẻ: bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ,…các triệu chứng chính vẫn là chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng, gà

con yếu, tỷ lệ ấp nở kém, còn các triệu chứng khác không thấy xuất hiện. Theo Trần Văn Hòa và cs (2001)[3], gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi,...Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại.

Theo Nguyễn Lân Dũng và cs (1995)[1], E. coli có sức đề kháng kém, bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 1 giờ và ở 600C trong vòng 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như nước gia ven 0,5%, phenol 0,5% diệt được E .Coli

sau 2 - 4 phút.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới

Theo Kojima và cs (1997)[11] đã sử dụng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh thuộc 9 loài Mycoplasma của gia cầm trong vắc xin sống tạo từ phôi gà với độ nhạy cảm khá cao. Tuy nhiên, chưa có một cặp mồi nào được khẳng định là đặc trưng cho toàn bộ lớp mollicus mà không nhân lên các loại vi khuẩn khác.

Theo Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002)[4] cho biết, năm 1984 Glison và Kleven đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vắc xin nhược độc và vắc xin chết nhằm khống chế lây truyền M. gallisepticum qua trứng.

Theo tài liệu của Chambers J. R (1990)[10] nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

Theo Winkler G và Weinberg M. D (2002)[12] cho biết: các nhà vi trùng học đã phân loại hơn 170 nhóm huyết thanh E. coli khác nhau. Trong

mỗi một nhóm có 1 hay nhiều serotype. E. coli O157H7 được trung tâm giám sát dịch bệnh của Mỹ phát hiện đầu tiên vào năm 1975, sau 8 năm E. coli

O157H7 mới xác định chắc chắn là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột. Đặc biệt năm 1982, một số ổ dịch ngộ độc thực phẩm bao gồm cả trường hợp bị dung huyết dạ dày, ruột. Với kết quả này, người ta xác định rõ E. coli O157H7 là vi khuẩn gây dung huyết.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

Nghiên cứu trên gà Mix 4 được tạo ra từ 2 giống gà: bố là gà Chọi Bình Định và mẹ là gà Mía, nuôi chuồng kín.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại gà Nguyễn Hải An, Xã Tân Lập, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian tiến hành: từ ngày 24/4/2020 đến ngày 19/7/2020.

3.3. Nội dung tiến hành

- Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. - Thực hiện quy trình phòng trị bệnh.

3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn cho ăn, theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà, tính các chỉ tiêu tiêu thụ thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, thối rữa, nhiễm nấm. Cho gà ăn lượng thức ăn vừa đủ, không quá ít hoặc quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo gà sinh trưởng và phát triển tốt và chăm sóc sao cho chỉ số FCR là nhỏ nhất.

Trong 3 ngày đầu quây úm thì thực hiện cho ăn 12 lần/ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ lúc 11h thả gà vào chuồng nuôi (cách 2h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).

Từ lúc gà 4 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi cho ăn 8 lần/ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ 6h sáng (cách 3h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).

Từ lúc gà 7 ngày tuổi đến 8 ngày tuổi cho gà ăn 6 lần/ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ 6h sáng (cách 4h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).

Từ lúc gà 9 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi cho ăn 3 bữa/ngày trên máng lẩu (6h sáng, 15h chiều và 21h đêm).

Từ lúc gà 21 ngày tuổi đến lúc xuất bán cho ăn 2 bữa/ngày trên máng lớn (5h và 17h chiều hàng ngày).

Phương thức cho ăn: xách xô đổ thức ăn vào máng ăn.

Vệ sinh máng ăn: loại bỏ phân, trấu,…trước khi đổ thức ăn vào máng. Thực hiện lau máng hàng ngày lúc 14h từ khi gà 21 ngày tuổi đến xuất bán.

Phân bố các máng ăn đều trong chuồng và xung quanh chuồng, đặc biệt nơi tập trung đông gà để đảm bảo gà được ăn đều lượng thức ăn. Khoảng cách giữa các máng ăn là 70 cm và có 4 đường máng ăn xen kẽ 3 đường nước, mỗi đường ăn cách nhau 4m theo chiều ngang và cách máng uống 2m. Độ cao của máng ăn cũng được treo hợp lý tránh làm rơi thức ăn ra nền chuồng khoảng cách giữ đế máng ăn và nèn chuồng là 3cm.

Lượng thức ăn ăn hàng ngày phải tăng dần thì mới đảm bảo gà khỏe mạnh, nếu thức ăn ăn giảm hoặc không tăng có nghĩa là đàn gà đã gặp phải vấn đề cần tìm hiểu nguyên nhân kịp thời.

* Lưu ý: + Khi bóc bao thức ăn, thấy hiện tượng thức ăn mốc cần loại bỏ phần thức ăn mốc, tránh để gà ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc phần cám thừa trong máng. Không được đổ ra nền chuồng tránh gây ra hiện tượng nấm mốc và gây bệnh cho gà, phải gom lại một chỗ sau đó đưa ra ngoài chuồng sàng cám tiếp tục cho gà ăn nếu thức ăn chưa bị hỏng.

+ Khi bảo quản thức ăn trong kho phải sắp xếp riêng từng loại và có kệ cao cách mặt nền 10cm và tường 10cm. Không để các loại thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu trong kho thức ăn chăn nuôi.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng tại trang trại được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng tại trang trại cho gà từ 1 ngày tuổi - xuất bán

Chỉ tiêu Loại thức ăn 510F (1 - 14 ngày tuổi) 511AF (15 - 21 ngày tuổi) 511F (22 - 45 ngày tuổi) 513F (46 - xuất bán)

Protein thô (tối thiểu) % 20,5 19 18 17 Xơ thô (tối đa) % 5 5 5 5 Canxi (tối thiểu - tối đa) % 0,6 - 1,2 0,6 - 1,4 0,5 - 1,2 0,4 - 1,2

Độ ẩm (tối đa) % 14 14 14 14 Năng lượng trao đổi (tối

thiểu) Kcal/kg 3000 3000 3000 3000 Kháng sinh Không có Không có Không có Không có

P tổng số

(tối thiểu - tối đa) % 0,5 - 1,0 0,4 - 1,0 0,4 - 1,0 0,4 - 1,0 Lysin tổng số

(tối thiểu - tối đa)% 1,0 1,0 0,8 0,8 Methyonie + Cystine tổng số

(tối thiểu) % 0,7 0,7 0,6 0,5

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam)

- Cho uống:

Sử dụng nước giếng khoan đã được khử clo. Không sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao, hồ. Nước giếng phải được kiểm tra và phân tích để đảm bảo nước sạch không có vi khuẩn gây hại như E.coli, Coliform, kim loại nặng gây độc như thủy ngân, chì, thạch tín. Nước dùng phải chứa trong bồn hoặc bể có nắp đậy và dẫn vào chuồng nuôi bằng hệ thống ống nhựa đảm bảo chắc chắn an toàn.

Bơm nước vào 2 bể chứa, mỗi bể 1.000 lít.

Vệ sinh máng uống: vệ sinh sạch máng uống trước khi xả nước, vệ sinh phao tự động để phao hoạt động ổn định.

Máng uống được treo cao theo độ tuổi của gà nhằm giúp gà dễ dàng uống nước tránh trường hợp gà không với tới đường nước hay phải nằm xuống để uống nước.

Có hệ thống xung điện nằm ở bên trên đảm bảo gà không nhảy lên đường nước dẫn tới sập đường nước (xung điện này không gây nguy hiểm cho đàn gà và con người).

* Lưu ý: cần kiểm tra kĩ các phao, tránh để nước tràn. Cần xả bỏ thay nước thường xuyên sau mỗi ngày sử dụng.

- Theo dõi và đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng trong chuồng nuôi theo đúng quy chuẩn của công ty.

+ Nhiệt độ: Vì gà nuôi theo hình thức chuồng kín cần chú trọng những yếu tố sau: Ban ngày bật quạt trong chuồng và chạy dàn mát duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng nuôi, ban đêm: Bật quạt cho chuồng trại thông thoáng và tắt dàn mát để quạt chạy ít hơn ban ngày vì nhiệt độ về đêm sẽ thấp hơn ban ngày nhưng phải đảm bảo chuồng trại được thông thoáng.

Trong thời gian quây úm thì đốt lò than cung cấp đủ nhiệt cho đàn gà. + Ánh sáng: Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi, vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn, và tránh hiện tượng gà mổ nhau. Cụ thể trong 3 tuần đầu dùng bóng đèn huỳnh quang chiếu sáng cả ngày lẫn đêm, từ tuần thứ 3 thay bóng đèn huỳnh quang bằng bóng đèn xanh ánh sáng yếu và giảm dần cường độ chiếu sáng.

Nhiệt độ và cường độ chiếu sáng chi tiết ở bảng 3.2 và bảng 3.3:

Bảng 3.2: Nhiệt độ theo ngày tuổi của gà

Ngày tuổi Nhiệt độ tiêu chuẩn Nhiệt độ tối đa Số quạt được sử dụng

1 35 37 1 2 34 36 1 3 33 35 1 4 32 34 1 5 31 33 1 6 30 32 1 7 29 31 1 8 - 10 28 30 1,5 (1 quạt hẹn giờ) 11 - 14 28 30 1,5 15 - 21 27 30 2,5 22 - 28 26 30 2,5 29 - 35 25 29 3 36 - 42 24 29 3 43 - 49 23 29 4 50 - 56 22 29 4 >57 21 28 5

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam)

Bảng 3.3: Cường độ chiếu sáng trong chuồng

Tuần tuổi Loại bóng đèn Cường độ chiếu sáng

Tuần 1, 2, 3 Bóng huỳnh quang Cả ngày lẫn đêm

Tuần 4 Bóng đèn xanh Tắt điện 1 tiếng từ 18h – 19h Tuần 5 Bóng đèn xanh Tắt điện 2 tiếng từ 18h – 20h Tuần thứ 6 đến

xuất bán Bóng đèn xanh Tắt điện 3 tiếng từ 18h – 21h

- Phun sát trùng:

Thuốc sử dụng: APA clean. Tiến hành phun sát trùng chuồng trại thường xuyên để phòng các bệnh cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, đậu gà, viêm khớp, bạch lỵ, thương hàn, cầu trùng, nấm và các bệnh khác,…

Phun sát trùng tất cả các phương tiện đi vào trại bao gồm cả ô tô xe vận chuyển cám và xe chở gà giống …vv

* Lưu ý: khi phun sát trùng cần đeo găng tay bảo hộ, khẩu trang y tế, đi ủng và mặc quần áo dài. Phun đều khắp bề mặt trong và ngoài chuồng trại.

Liều lượng pha thuốc sát trùng: + Phun định kỳ pha 2,5ml/1l nước.

+ Tiêu độc hố sát trùng và tiêu độc xác chết pha 10ml/1l nước. + Sát trùng phương tiện ra vào trại pha 2ml/1l nước.

+ Khử trùng nước pha 0,5ml/1l nước. - Lọc gà:

Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên theo dõi và quan sát để phát hiện những con gà yếu, gà bệnh, gà kém và những con có biểu hiện bệnh để tiến hành biện pháp cách ly, tránh lây lan cho toàn đàn.

Lọc gà mái và trống ra riêng gà mái nuôi ô ở phía dưới chuồng gà trống nuôi ô trên (lọc gà được tiến hành khi gà đạt 21 ngày tuổi và tiến hành lọc vào ban đêm nhằm giảm tối đa stress cho đàn gà ). Lọc gà có tác dụng giúp cho đàn gà sinh trưởng tốt hơn và giúp cho việc xuất bán gà thuận tiện hơn vì gà

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)