Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 38)

- Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn cho ăn, theo dõi khả năng sinh trưởng của đàn gà, tính các chỉ tiêu tiêu thụ thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn.

Tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, thối rữa, nhiễm nấm. Cho gà ăn lượng thức ăn vừa đủ, không quá ít hoặc quá nhiều nhưng vẫn đảm bảo gà sinh trưởng và phát triển tốt và chăm sóc sao cho chỉ số FCR là nhỏ nhất.

Trong 3 ngày đầu quây úm thì thực hiện cho ăn 12 lần/ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ lúc 11h thả gà vào chuồng nuôi (cách 2h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).

Từ lúc gà 4 ngày tuổi đến 6 ngày tuổi cho ăn 8 lần/ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ 6h sáng (cách 3h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).

Từ lúc gà 7 ngày tuổi đến 8 ngày tuổi cho gà ăn 6 lần/ngày trên mẹt ăn bắt đầu từ 6h sáng (cách 4h cho gà ăn một lần cả ngày lẫn đêm).

Từ lúc gà 9 ngày tuổi đến 20 ngày tuổi cho ăn 3 bữa/ngày trên máng lẩu (6h sáng, 15h chiều và 21h đêm).

Từ lúc gà 21 ngày tuổi đến lúc xuất bán cho ăn 2 bữa/ngày trên máng lớn (5h và 17h chiều hàng ngày).

Phương thức cho ăn: xách xô đổ thức ăn vào máng ăn.

Vệ sinh máng ăn: loại bỏ phân, trấu,…trước khi đổ thức ăn vào máng. Thực hiện lau máng hàng ngày lúc 14h từ khi gà 21 ngày tuổi đến xuất bán.

Phân bố các máng ăn đều trong chuồng và xung quanh chuồng, đặc biệt nơi tập trung đông gà để đảm bảo gà được ăn đều lượng thức ăn. Khoảng cách giữa các máng ăn là 70 cm và có 4 đường máng ăn xen kẽ 3 đường nước, mỗi đường ăn cách nhau 4m theo chiều ngang và cách máng uống 2m. Độ cao của máng ăn cũng được treo hợp lý tránh làm rơi thức ăn ra nền chuồng khoảng cách giữ đế máng ăn và nèn chuồng là 3cm.

Lượng thức ăn ăn hàng ngày phải tăng dần thì mới đảm bảo gà khỏe mạnh, nếu thức ăn ăn giảm hoặc không tăng có nghĩa là đàn gà đã gặp phải vấn đề cần tìm hiểu nguyên nhân kịp thời.

* Lưu ý: + Khi bóc bao thức ăn, thấy hiện tượng thức ăn mốc cần loại bỏ phần thức ăn mốc, tránh để gà ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc phần cám thừa trong máng. Không được đổ ra nền chuồng tránh gây ra hiện tượng nấm mốc và gây bệnh cho gà, phải gom lại một chỗ sau đó đưa ra ngoài chuồng sàng cám tiếp tục cho gà ăn nếu thức ăn chưa bị hỏng.

+ Khi bảo quản thức ăn trong kho phải sắp xếp riêng từng loại và có kệ cao cách mặt nền 10cm và tường 10cm. Không để các loại thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật và xăng dầu trong kho thức ăn chăn nuôi.

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng tại trang trại được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng tại trang trại cho gà từ 1 ngày tuổi - xuất bán

Chỉ tiêu Loại thức ăn 510F (1 - 14 ngày tuổi) 511AF (15 - 21 ngày tuổi) 511F (22 - 45 ngày tuổi) 513F (46 - xuất bán)

Protein thô (tối thiểu) % 20,5 19 18 17 Xơ thô (tối đa) % 5 5 5 5 Canxi (tối thiểu - tối đa) % 0,6 - 1,2 0,6 - 1,4 0,5 - 1,2 0,4 - 1,2

Độ ẩm (tối đa) % 14 14 14 14 Năng lượng trao đổi (tối

thiểu) Kcal/kg 3000 3000 3000 3000 Kháng sinh Không có Không có Không có Không có

P tổng số

(tối thiểu - tối đa) % 0,5 - 1,0 0,4 - 1,0 0,4 - 1,0 0,4 - 1,0 Lysin tổng số

(tối thiểu - tối đa)% 1,0 1,0 0,8 0,8 Methyonie + Cystine tổng số

(tối thiểu) % 0,7 0,7 0,6 0,5

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam)

- Cho uống:

Sử dụng nước giếng khoan đã được khử clo. Không sử dụng nguồn nước từ sông, suối, ao, hồ. Nước giếng phải được kiểm tra và phân tích để đảm bảo nước sạch không có vi khuẩn gây hại như E.coli, Coliform, kim loại nặng gây độc như thủy ngân, chì, thạch tín. Nước dùng phải chứa trong bồn hoặc bể có nắp đậy và dẫn vào chuồng nuôi bằng hệ thống ống nhựa đảm bảo chắc chắn an toàn.

Bơm nước vào 2 bể chứa, mỗi bể 1.000 lít.

Vệ sinh máng uống: vệ sinh sạch máng uống trước khi xả nước, vệ sinh phao tự động để phao hoạt động ổn định.

Máng uống được treo cao theo độ tuổi của gà nhằm giúp gà dễ dàng uống nước tránh trường hợp gà không với tới đường nước hay phải nằm xuống để uống nước.

Có hệ thống xung điện nằm ở bên trên đảm bảo gà không nhảy lên đường nước dẫn tới sập đường nước (xung điện này không gây nguy hiểm cho đàn gà và con người).

* Lưu ý: cần kiểm tra kĩ các phao, tránh để nước tràn. Cần xả bỏ thay nước thường xuyên sau mỗi ngày sử dụng.

- Theo dõi và đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng trong chuồng nuôi theo đúng quy chuẩn của công ty.

+ Nhiệt độ: Vì gà nuôi theo hình thức chuồng kín cần chú trọng những yếu tố sau: Ban ngày bật quạt trong chuồng và chạy dàn mát duy trì nhiệt độ ổn định trong chuồng nuôi, ban đêm: Bật quạt cho chuồng trại thông thoáng và tắt dàn mát để quạt chạy ít hơn ban ngày vì nhiệt độ về đêm sẽ thấp hơn ban ngày nhưng phải đảm bảo chuồng trại được thông thoáng.

Trong thời gian quây úm thì đốt lò than cung cấp đủ nhiệt cho đàn gà. + Ánh sáng: Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi, vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn, và tránh hiện tượng gà mổ nhau. Cụ thể trong 3 tuần đầu dùng bóng đèn huỳnh quang chiếu sáng cả ngày lẫn đêm, từ tuần thứ 3 thay bóng đèn huỳnh quang bằng bóng đèn xanh ánh sáng yếu và giảm dần cường độ chiếu sáng.

Nhiệt độ và cường độ chiếu sáng chi tiết ở bảng 3.2 và bảng 3.3:

Bảng 3.2: Nhiệt độ theo ngày tuổi của gà

Ngày tuổi Nhiệt độ tiêu chuẩn Nhiệt độ tối đa Số quạt được sử dụng

1 35 37 1 2 34 36 1 3 33 35 1 4 32 34 1 5 31 33 1 6 30 32 1 7 29 31 1 8 - 10 28 30 1,5 (1 quạt hẹn giờ) 11 - 14 28 30 1,5 15 - 21 27 30 2,5 22 - 28 26 30 2,5 29 - 35 25 29 3 36 - 42 24 29 3 43 - 49 23 29 4 50 - 56 22 29 4 >57 21 28 5

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam)

Bảng 3.3: Cường độ chiếu sáng trong chuồng

Tuần tuổi Loại bóng đèn Cường độ chiếu sáng

Tuần 1, 2, 3 Bóng huỳnh quang Cả ngày lẫn đêm

Tuần 4 Bóng đèn xanh Tắt điện 1 tiếng từ 18h – 19h Tuần 5 Bóng đèn xanh Tắt điện 2 tiếng từ 18h – 20h Tuần thứ 6 đến

xuất bán Bóng đèn xanh Tắt điện 3 tiếng từ 18h – 21h

- Phun sát trùng:

Thuốc sử dụng: APA clean. Tiến hành phun sát trùng chuồng trại thường xuyên để phòng các bệnh cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, đậu gà, viêm khớp, bạch lỵ, thương hàn, cầu trùng, nấm và các bệnh khác,…

Phun sát trùng tất cả các phương tiện đi vào trại bao gồm cả ô tô xe vận chuyển cám và xe chở gà giống …vv

* Lưu ý: khi phun sát trùng cần đeo găng tay bảo hộ, khẩu trang y tế, đi ủng và mặc quần áo dài. Phun đều khắp bề mặt trong và ngoài chuồng trại.

Liều lượng pha thuốc sát trùng: + Phun định kỳ pha 2,5ml/1l nước.

+ Tiêu độc hố sát trùng và tiêu độc xác chết pha 10ml/1l nước. + Sát trùng phương tiện ra vào trại pha 2ml/1l nước.

+ Khử trùng nước pha 0,5ml/1l nước. - Lọc gà:

Trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên theo dõi và quan sát để phát hiện những con gà yếu, gà bệnh, gà kém và những con có biểu hiện bệnh để tiến hành biện pháp cách ly, tránh lây lan cho toàn đàn.

Lọc gà mái và trống ra riêng gà mái nuôi ô ở phía dưới chuồng gà trống nuôi ô trên (lọc gà được tiến hành khi gà đạt 21 ngày tuổi và tiến hành lọc vào ban đêm nhằm giảm tối đa stress cho đàn gà ). Lọc gà có tác dụng giúp cho đàn gà sinh trưởng tốt hơn và giúp cho việc xuất bán gà thuận tiện hơn vì gà mái có thời gian nuôi ngắn hơn.

- Chạy dàn mát:

Vì hệ thống chuồng nuôi là chuồng kín nên cần phải đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà, do đó phải chạy hệ thống dàn mát phía đầu chuồng nuôi nhằm giảm hơi nóng bị hút vào chuồng nuôi.

- Vệ sinh sát trùng:

Thường xuyên quét dọn hành lang chuồng. Phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh. Cuốc cỏ sạch sẽ xung quanh chuồng trại. + Vệ sinh sát trùng trước khi vào gà:

Sau khi xuất hết gà, treo lên cao tất cả thiết bị chăn nuôi như line máng ăn, máng uống, dọn phân và chất độn chuồng về giữa chuồng, sau đó phun thuốc diệt côn trùng lần 1: APA Perin 50L, liều lượng 5ml/ 1l nước phun tất cả trong lẫn ngoài chuồng nuôi, để ít nhất 24h rồi dọn phân, chất thải ra khỏi chuồng.

Quét dọn sạch sẽ phân, chất độn chuồng còn sót lại. Sau đó phun thuốc diệt côn trùng lần 2: APA Perin 50L, liều 5ml/1l nước kết hợp xà phòng, liều xà phòng 3mg (ml)/1l nước, phun toàn bộ trong lẫn ngoài chuồng. Thu gom xác bọ đen, ấu trùng ra ngoài và tiêu hủy bằng cách đốt nhanh chóng.

Dùng máy rửa chuồng áp suất tối thiểu 500lps/inch để rửa toàn bộ chuồng, rửa sạch dụng cụ bằng xà phòng 3% sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Làm ướt bề mặt chuồng, tưới dung dịch xút 5% lên nền chuồng và lối đi ra vào trại với liều 1l/2m2, sau 2h rửa lại nền chuồng bằng nước sạch.

Sửa chuồng và nền chuồng, nơi nào bị nứt, bong tróc dùng xi măng hàn kín bề mặt và bảo trì dụng cụ.

Sau khi vệ sinh và rửa sạch chuồng, tiến hành phun sát trùng lần 1: APA clean, tỷ lệ 1/200, sử dụng 1 lít dung dịch thuốc sát trùng phun cho 4m2

bề mặt toàn bộ nền chuồng, kho cám.

Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong chuồng thì đưa chất độn chuồng (trấu) và dụng cụ chăn nuôi sau khi đã vệ sinh sát trùng sạch sẽ vào chuồng nuôi.

Phun thuốc sát trùng lần 2 + APA Perin 50L lần 3: APA clean hoặc Omnicide, tỷ lệ 1/200 kết hợp APA Perin 50L: 5ml pha với 1 lít nước sạch, phun vào chất độn chuồng.

Chuẩn bị chuồng trại hoàn chỉnh và đóng kín cửa chuồng, thời gian trống chuồng ít nhất 10 ngày.

+ Vệ sinh sát trùng sau khi vào gà: Hàng ngày, quét dọn kho thức ăn, đường đi lại. Hàng tuần phun khử trùng toàn bộ khu vực quang chuồng trại, đường đi. Phun toàn bộ những phương tiện ra vào trại.

- Xử lý gà chết: Mổ khám gà chết.

Đem xác gà chết vứt xuống hồ cá cách xa trang trại.

- Thực hiện công tác làm vaccine phòng bệnh, theo dõi, phát hiện những con mắc bệnh, chẩn đoán và điều trị.

Bảng 3.4: Các loại thuốc phòng và trị bệnh cho đàn gà tại trại STT Tên thuốc Phòng/ trị bệnh Liều lượng Đường đưa

thuốc 1 Amoxcicol (gồm 2 kháng sinh Amoxillin và kháng sinh Colistin) (từ 1-5 ngày tuổi) Phòng viêm phổi và các bệnh về đường ruột như

CRD, E.coli, thương hàn, tụ huyết trùng... Ngày 1: 100g/ 30l nước Ngày 2: 120g/ 30l nước Ngày 3:140g/ 35l nước Ngày 4: 140g/ 40l nước Đường uống (buổi chiều) 2 Tylosin (từ 1-5 ngày tuổi) Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường hô

hấp gây do Mycoplasma

như: CRD, hen, viêm xoang, vẩy mỏ... Ngày 1: 60g/ 30l nước Ngày 2: 70g/ 30l nước Ngày 3: 80g/ 35l nước Ngày 4: 90g/ 40l nước Đường uống (buổi sáng)

3 Doxycycline Điều trị hen 16g/ 80l nước

Uống liên tục 3 ngày

Đường uống (buổi chiều )

4 Thuốc tím Điều trị nấm diều

100ml/ 80l nước/ lần Ngày 2 lần Uống liên tục 3 ngày

Đường uống (buổi chiều ) 5 Vitamin C+ B.complex Tăng sức đề kháng, bổ sung vitamin 60g Vitamin C + 100g B.complex/ 80l nước Uống 5 ngày nghỉ, 2 ngày Đường uống (buổi trưa)

6 Men tỏi Phòng ngừa ho, hen

khẹc, long đờm 500ml/ 80l nước Uống 10 ngày, nghỉ 3 ngày Đường uống (buổi sáng)

- Hàng tuần cân gà vào buổi tối sau khi cho ăn lần 2. Trước khi cân quây và bắt ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)