Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002)[8], trên phần mềm Microsof Excel 2013.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cho đàn gà

Trong quá trình thực tập tại trại gà Nguyễn Hải An, Xã Tân Lập, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc được sự giúp đỡ tận tình của chủ trang trại cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được kết quả thực hiện các công việc như sau:

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện công việc hàng ngày

STT Công việc Số lượng Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Cho ăn 193 193 100

2 Vệ sinh máng ăn 66 66 100

3 Vệ sinh đường nước 19 19 19

4 Pha thuốc 126 126 126

5 Phun sát trùng 19 19 19

6 Lọc gà 2 2 2

7 Chạy dàn mát 48 48 48

8 Xử lý gà chết 82 82 82

9 Vệ sinh chuồng trại 138 138 138

Qua bảng 4.1 cho thấy công tác chăm sóc và vệ sinh sát trùng đều đạt tỷ lệ 100%, đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất của đàn gà.

4.2. Kết quả đánh giá sức sản xuất của gà tại cơ sở

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Trong thời gian thực tập tại trại em đã trực tiếp nuôi 1 lứa 7000 con gà Mix 4, qua quá trình chăm sóc nuôi dưỡng em đã thu được kết quả được trình bày tại bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Tỷ lệ nuôi sống

Ngày tuổi Số con chết (con) Số con sống (con) Tỷ lệ sống (%)

1-7 44 6956 99,37 8-14 12 6944 99,82 15-21 18 6926 99,74 22-28 5 6921 99,92 29-35 13 6908 99,81 36-42 3 6905 99,95 43-49 1 6904 99,99 50-56 21 6883 99,70 57-63 15 6868 99,78 Tổng 132 6868 99.79

Qua bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ sống của gà theo từng tuần tuổi thấy đạt trên 99%, tỷ lệ sống cuối lứa đạt 99,79%. Gà được nuôi trong chuồng kín giúp giảm thiểu được ảnh hưởng của yếu thời tiết bên ngoài, khí hậu chuồng nuôi được đảm bảo và duy trì tốt hơn. Từ kết quả trên nuôi chuồng kín giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của mùa vụ tới chăn nuôi gà.

4.2.2. Sinh trưởng tích lũy

Khối lượng cơ thể gà qua từng tuần tuổi là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng, đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi xuất bán, phản ánh chất lượng giống và trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi. Sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn và các chi phí khác, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Khối lượng cơ thể của gia cầm là một trong những tính trạng di truyền số lượng, được hình thành bởi nhiều yếu tố di truyền. Sự biểu thị khối lượng

cơ thể của gà qua các tuần tuổi sẽ nói lên khả năng sử dụng thức ăn và tích lũy chất dinh dưỡng ở các thời kỳ sinh trưởng của chúng, nó tăng dần tuần đầu cho đến khi kết thúc (giết thịt). Khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng đối với các giống gà chuyên thịt.

Trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu và khả năng thích nghi với môi trường.

Trên cơ sở thu thập số liệu qua các lần cân từ ngày thứ 28 đến xuất bán em đã thu được kết quả ở bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Sinh trưởng tích lũy Ngày tuổi Khối lượng gà trống (g) Khối lượng gà mái (g) Trung bình trống + mái (g) 28 520 460 490 35 770 720 745 42 970 920 945 49 1220 1090 1155 56 1410 1330 1365 63 1660 1650 1655

Qua bảng 4.3 cho thấy khối lượng trung bình của gà là 1655g/ con, khối lượng của gà trống và gà mái gần như nhau, không có sự chênh lệch lớn, đạt yêu cầu tiêu chuẩn của công ty. Việc khối lượng gà đạt theo tiêu chuẩn quy định công ty ở các tuần tuổi là do quy trình chăm sóc tốt, hạn chế nhưng tác động xấu nhất từ ngoại cảnh, giống đảm bảo tiêu chuẩn, thức ăn đảm bảo chất lượng và việc điều trị sớm đạt kết quả tốt đã giúp cho đàn gà sinh trưởng đều và khỏe mạnh.

4.2.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70 - 80 % giá thành sản phẩm, đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả sản xuất. Thông qua lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ta có thể biết tình trạng sức khoẻ của đàn gà, chất lượng thức ăn và trình độ nuôi dưỡng, không những thế nó còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Các số liệu về tiêu tốn thức ăn của được thể hiện ở bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Lượng thức ăn sử dụng cho đàn gà trong tuần (kg) Tuần tuổi Trong tuần (kg) Cộng dồn (kg)

1 680 680 2 1200 1880 3 1600 3480 4 2160 5640 5 2520 8160 6 3000 11160 7 3480 11640 8 4080 18720 9 4400 23120 10 2000 25120

Qua bảng 4.4 ta thấy trung bình mỗi con gà đạt bình quân là 1,65 kg (tính tổng chung cả mái và trống lúc gà 64 ngày tuổi), như vậy trọng lượng gà của cả chuồng lúc 64 ngày tuổi là 11332,2 kg.

Chỉ số FCR = 25120 : 11332,2 = 2,22. Như vậy để có 1 kg thể trọng thì tiêu tốn 2,22 kg thức ăn.

4.3. Kết quả điều trị bệnh trên gà

4.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn gà thịt

Trong quá trình chăn nuôi, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới kết quả chăn nuôi như môi trường nuôi, dịch bệnh, chế độ chăm sóc làm ảnh hưởng tới sức sản xuất và hiệu quả kinh tế.

Trong chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị…

Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng tại trại, khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu triệu chứng của bệnh thì tiến hành chẩn đoán và điều trị. Tại trại em đã gặp một số bệnh như CRD và nấm diều.

Qua quan sát thấy triệu chứng bệnh của gà có những biểu hiện điển hình như sau:

Gà bị bệnh CRD: gà hay vẩy mỏ, ủ rũ, hắt hơi, thở khò khè, giảm ăn, chậm lớn. Nếu không điều trị sớm dễ gây chết trên cả đàn gà.

Gà bị bệnh nấm diều: miệng có lớp mảng bám màu trắng có thể nhìn thấy được, bên trong diều có thể xuất hiện lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng, chứa nước nhầy, hôi, chua, ủ rũ, giảm ăn.

4.3.2. Điều trị bệnh trên gà thịt

4.3.2.1. Công tác phòng bệnh bằng vaccine

Bảng 4.5: Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà tại trại

STT Ngày tuổi Loại vaccine Phòng bệnh Đường đưa vaccine Số lượng liều (pha) Kết quả an toàn (%)

1 5 Cầu trùng Cầu trùng Cho uống 7000 100 2 7 IBND Newcatsle và viêm phổi truyền nhiễm Nhỏ niêm mạc mắt 6956 100 3 7 Cúm gia cầm H5N1 Cúm gia cầm H5N1 Tiêm dưới da cổ 6956 100 4 11 Gumboro Gumboro Nhỏ niêm

mạc mắt 6946 100 5 21 Đậu gà Đậu gà Chủng màng cánh 6926 100 6 21 Cúm gia cầm H5N1 Cúm gia cầm H5N1 Tiêm dưới da cổ 6926 100

Qua bảng 4.5 cho thấy việc phòng bệnh bằng vaccine cho đàn gà tại trại được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật, tuy nhiên trong toàn bộ quá trình làm vaccine vẫn có một số lượng gà bị chết, nguyên nhân do: có những con quá mẫn với vaccine hoặc xảy ra phản ứng như liệt, què, có những con quá yếu, bị những con khác trong đàn giành thức ăn, nước uống dẫn đến kiệt sức hoặc có những con nhiễm những bệnh không thuộc danh mục bệnh phòng bằng vaccine.

4.3.2.2. Công tác điều trị bệnh

Khi theo dõi đàn gà, phát hiện gà có những biểu hiện, triệu chứng bệnh, em tiến hành điều trị theo phác đồ và đạt được kết quả cao.

Trong quá trình điều trị, nhờ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời nên kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đạt kết quả tốt. Sau 3 ngày điều trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực: ăn uống, vận động dần trở lại bình thường. Kết quả điều trị được thể hiện rõ ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả điều trị trên đàn gà tại trại Tên

bệnh

Số gà điều trị

(con)

Tên thuốc Liều lượng Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) CRD 3125 Doxycycline (50%) 1g/5l nước

Uống liên tục 3 ngày 2950 94,4 Nấm

diều 312 Thuốc tím

1.25ml/1l nước

Uống liên tục 3 ngày 285 91,35 Qua bảng 4.6 ta thấy kết quả điều trị bệnh khá tốt. Việc phát hiện sớm và sử dụng thuốc có hiệu quả trong điều trị khi gà nhiễm bệnh cho kết quả tốt. Một số con gà bị nhiễm nặng và những con yếu thường bị những con khỏe tranh thức ăn nước uống nên cơ thể yếu dẫn tới giảm sức đề kháng của gà nên kết quả điều trị kém và dẫn tới gà bị chết.

Trong chăn nuôi việc phòng và trị bệnh cho đàn gà là rất quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc tốt cho đàn gà sẽ hạn chế thấp nhất dịch bệnh và chi phí thuốc điều trị để tăng hiệu quả kinh tế.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở, thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phòng và điều trị bệnh đàn gà nuôi chuồng kín em rút ra một số kết luận như sau:

- Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng gà tại trang trại:

+ Gà tại trại được nuôi theo hình thức khép kín nên hạn chế thấp nhất ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, thức ăn cho gà được cung cấp đầy đủ và mỗi giai đoạn có chế độ dinh dưỡng riêng nên nâng cao được khả năng nuôi sống, cụ thể tỷ lệ nuôi sống là 99,97%.

+ Khả năng sinh trưởng tích lũy khá tốt, khối lượng trung bình là 1655g/ con, sự chênh lệch giữa gà trống và gà mái không đáng kể.

+ Khả năng chuyển hóa thức ăn: 1kg thể trọng thì tiêu tốn 2,22 kg thức ăn. - Hiệu quả đạt được cho bản thân:

+ Thực hiện đạt 100% công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sát trùng tại trang trại.

+ Thực hiện tốt công tác phòng bệnh vằng vaccine, kết quả vaccine an toàn 100%.

+ Kết quả điều trị bệnh: kết quả điều trị trên đàn gà hiệu quả, đạt 94,4% và 91,35%.

5.2. Đề nghị

* Đưa ra những kiến nghị về chuyên môn để cải thiện hiệu quả công tác chăn nuôi - thú y tại cơ sở:

- Trang bị thêm hệ thống làm mát trong chuồng và hệ thống phun sương trên mái tôn nhằm điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng được ổn định trong những ngày nắng nóng

- Nên trang bị bình pha thuốc có dung tích lớn hơn và tốt nhất là có vạch đo mực nước đảm bảo quá trình pha thuốc được đúng liều lượng và đạt hiệu quả cao

* Đề xuất nhằm giúp nhà trường cải tiến việc tổ chức triển khai các đợt thực tập cho sinh viên những khóa sau:

- Sát sao hơn nữa trong công tác giảng dạy để sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi bước vào các đợt thực tập.

- Bên cạnh các trang trại được đầu tư quy mô, hiện đại thì vẫn còn các trang trại chăn nuôi theo hướng thủ công, nên cần đặc biệt khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tập tại các trang trại khác nhau, để sinh viên có thể trải nghiệm và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Lân Dũng, Đoàn Xuân Mượn, Nguyễn Phùng Tiến, Đặng Đức Trạch và Phạm Văn Ty (1995), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, Tập I. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến và Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb giáo dục.

3. Trần Văn Hòa, Vương Trung Sơn và Đặng Văn Khiêm (2001), 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nxb Trẻ.

4. Phạm Sỹ Lăng và Trương Văn Dung (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc, gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp.

5. Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp.

6. Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, (1998), Di truyền học tập tính, Nxb Giáo dục Hà Nội.

7. Hồ Lam Sơn (2005), Nghiên cứu một số yếu tố dinh dưỡng và thức ăn nhằm tăng năng xuất chăn nuôi gà Broiler trong điều kiện nóng ẩm miền Bắc Việt Nam.

8. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy Hoan (2002),

Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb nông

nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

10. Chanbers J. R. (1990), Genetic of growth and meat production in chicken, Poultry breeding and genetics, R. D. Cawforded Elsevier Amsterdam – Holland.

11. Kojima A, Takahashi T, Kijima M, Ogikubo Y, Nishimura M, Nishimura S, Harasawa R, Tamura Y, (1997), Detection of Mycoplasma in avian live virus vắcxin by polymerase chain reaction. Biologicals.

12. Winkler G, Weingberg M. D. (2002), More aboutother food borne illnesses, Healthgrades.

III. Tài liệu Internet

13. Trường Giang (2008), Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà

(http://agriviet.com/home/showthread.php?t=2665).

14. Hoàng Hà (2009), Chủ động phòng trị bệnh cho gà thả vườn (http:/chonongnghiep.com/forum.aspx?g=posts&t=14 cập nhập ngày 25/6/200906 ).

15. Hoàng Huy Liệu (2002), Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà (http:/www.vinhphucnet.vn/TTKHCN/TTCN/7/23/20/9/14523.doc). 16. Trần Thị Thủy (2017), 25 căn bệnh phổ biến của gà, cách nhận biết,

phòng và điều trị (http://nhachannuoi.vn/25-can-benh-pho-bien-cua- ga-cach-nhan-biet-phong-va-dieu-tri/)

17. Nguồn cây trồng vật nuôi (2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của gà (http://caytrongvatnuoi.com/chan-nuoi-ga/cac-yeu- toanh-huong-den-su-tang-truong-cua-ga/).

18. Nguồn cây trồng vật nuôi (2015), Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở gà

(http://caytrongvatnuoi.com/vat-nuoi/dac-diem-sinh-ly-tieu-hoa-o-ga/)

19. Bệnh hen gà (https://www.vinavetco.com/a15_benh-gia-cam/41_benh- hen-ga.html)

20. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiêu thụ thức ăn trong chăn nuôi gà

(https://kienthucnhanong.org/nhung-yeu-anh-huong-den-chi-tieu-thu- thuc-trong-chan-nuoi-ga/)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Ảnh 1. Hai chuồng nuôi Ảnh 2. Kho vật tư

Ảnh 3. Kho cám Ảnh 4. Cám sử dụng từ 1 - 14 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn gà tại trang trại gia cầm nguyễn hải an, xã tân lập, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)