Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

- Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm thực tập.

- Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại. - Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - Số lượng lợn được chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Số lượng con được tiêm vacine phòng bệnh.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá được tình hình chăn nuôi của trại tôi đã tiến hành theo dõi trực tiếp và thu thập thông tin từ cán bộ phụ trách kĩ thuật và công nhân của trang trại. Trang trại đã kết thúc hợp đồng gia công vào tháng 12/ 2018 và hoạt động riêng biệt được 6 tháng tính từ thời điểm bắt đầu thực tập cuả tôi.

3.4.2.2 Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày

Hàng ngày thực hiện quy trình vệ sinh chuồng nuôi theo sự hướng dẫn của kĩ sư tại trại và quy trình của trang trại.

3.4.2.3 Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Do cán bộ kỹ thuật trại không thường xuyên ở trại nên các vấn đề dưới chuồng đều do người phụ trách chuồng quản lý và theo dõi, kiểm tra để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Ghi chép sổ sách theo dõi sau đó báo cáo lại số liệu hàng ngày cho kỹ thuật, quán lý của trại.

Một số bệnh và phương pháp điều trị cho đàn lợn của trại như :

* Đối với bệnh viêm tử cung lợn

- Nguyên nhân: Trong quá trình chửa lợn nái ít vận động.

Lợn mẹ đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ trợ sản làm xây xát tổn thương tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm, điều trị không dứt điểm cũng như không phát hiện và điều trị các trường hợp viêm âm đạo trong quá trình chăm sóc nái tại chuồng đẻ sau khi đẻ hay trong quá trình lợn đang lên giống ở chuồng bầu dẫn đến viêm tử cung.

- Triệu chứng: Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng cao lợn sốt trên 400C, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đi tiểu khó có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục chảy ra chất dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, dịch dính bết ra xung quanh mông, gốc đuôi.

- Điều trị:

Chúng em đã tiến hành điều trị bệnh viêm tử cung tại trang trại bằng ba phác đồ điều trị như sau:

Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung: Sử dụng dung dịch thuốc sát trùng Han -

Iodine 10% (pha 10 ml dung dịch thuốc sát trùng với 1000 ml nước sôi để nguội, mỗi ngày thụt 1000-2000 ml dung dịch đã pha/2 lần/ ngày).

AnaginC: 20 ml/con

Enzaprost: 1 ml/con (sử dụng 1 lần trong liệu trình điều trị) Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.

- Phác đồ 2: Thụt rửa tử cung giống phác đồ 1

Hanmolin - LA: 20 ml/con AnaginC: 20 ml/con

Oxytocin: 2 ml/con

Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.

- Phác đồ 3: Điều trị không thụ rửa, đây cũng là phác đồ chủ yếu cuả

trang trại.

Oxytocin: 2ml/ con.

Dufamox 15% hoặc Penstrep 15% LA: 1ml/20 kg TT. Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.

Đã tiến hành trên 52 lợn nái, đạt hiệu quả 84,6104% khỏi bệnh.

* Đối với bệnh viêm vú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguyên nhân:

+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra

viêm vú.

+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella…

+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.

+ Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá nên viêm. + Do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C - 420C kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi xuất hiện máu.

Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

- Điều trị:

Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

Toàn thân:

- Phác đồ 1:

Hanoxylin - LA: 20 ml/con ENzaprost: 2 ml/con

Đặt viên kháng sinh Anti-gate vào tử cung

- Liệu trình: 3-5 ngày sau đẻ, tiêm bắp 1 lần/ ngày.

- Phác đồ 2:

Penicillin10.000 UI/kg TT Streptomycin 10 mg/kg TT

Mỗi ngày tiêm một lần tiêm quanh vú bị viêm cho tới khi hết. Tiêm dung dịch Tetramycin vào vú viêm theo lỗ sữa sau khi đã vắt cạn sữa viêm.

Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.

* Đối với bệnh sẩy thai

+ Nguyên nhân:

Bệnh gây ra do vi trùng Brucella suis.

Ở gia súc cái vi khuẩn xâm nhập xảy ra qua đường sinh dục rồi lan ra nhau thai và thai gây ra hiện tượng sảy thai, sót nhau.

+ Triệu chứng:

Nếu lây qua quá trình giao phối hay thụ tinh thì sẽ gây sảy thai sớm. Nếu nhiễm muộn hơn thì thường gây chết lưu thai, sảy thai, đẻ non hoặc đẻ con tỷ lệ chết cao, khó nuôi.

Trước khi sảy thai lợn nái ỉa chảy, mệt, không ăn, âm hộ sưng có nhiều dịch màu vàng hoặc lẫn máu đỏ chảy ra từ âm hộ lợn nái nhiễm bệnh thường sảy thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12.

+ Điều trị

Enzaprost: 2ml/con để lợn rặn hết thai đã sảy ra ngoài Dùng kháng sinh: Hitamox LA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ceptyl - New Amox 15%

Tiêm bắp thịt 1ml/12 - 15kg TT/ngày. Điều trị: 3 - 5 ngày liên tục

+ Phòng bệnh

Không nhập con giống từ nơi có bệnh.

Nếu trong đàn phát hiện thấy có hiện tượng sảy thai cần cách ly theo dõi để tìm ra nguyên nhân.

- Khi đã chẩn đoán chính xác là bệnh sảy thai truyền nhiễm thì nên giết bỏ con vật có bệnh vì việc chữa bệnh không kinh tế và khó hồi phục khả năng sản xuất của chúng.

3.4.2.4 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc, xuất bán lợn tại trại

Trong 6 tháng thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, lợn con, lợn thịt. Trước khi xuất bán lợn người phụ trách chuồng đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất bán bằng sơn xịt để thuận tiện cho công nhân lúc bắt lợn. Tất cả lợn đã đánh dấu được đuổi theo hành lang đường đi của chuồng nuôi đến khu vực xuất bán lợn của trại. Tại đây lợn được cân, ghi chép số lượng đầy đủ trước khi cho lên xe vận chuyển đi. Sau khi xuất lợn xong thì cần vệ sinh thu gom các chất thải, xịt rửa lối đi, phun thuốc sát trùng ngoài và sát trùng formol khu vực xuất lợn sau đó phun sát trùng và rắc vôi bột để ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2008) [15]

Một số công thức tính - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 - Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%)= x 100 ∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑số con khỏi bệnh ∑ số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại qua 3 năm (2018 - 2020)

Để nắm bắt được cơ cấu đàn lợn của trang trại qua các năm em đã tổng hợp nguồn số liệu lưu trữ của trại từ năm 2018 kết hợp số liệu trực tiếp khảo sát trong thời gian thực tập tại cơ sở. Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của trang trại qua ba năm (2018 -2020)

Loại lợn

Số lượng lợn qua các năm (con) Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 (5/2020) Số đực giống 12 9 8 Số nái sinh sản 645 452 442 Tổng lợn con sinh ra 22.213 15.566 7611

Tổng số lợn con cai sữa/năm 21102 14787 7230 Tỷ lệ nuôi sống lợn con % 94,99% 94,99% 94,99%

Qua bảng 4.1 cho thấy rằng số lượng lợn nái sinh sản của trang trại giảm xuống qua các năm 2018 có 645 nái xuống còn 452 nái tại năm 2018. Số lượng lợn con sinh ra giảm, năm 2018 là 22.213 con xuống còn 15.566 con ở năm 2019, nhưng đã có sự chuyển biến chỉ trong 6 tháng của năm 2020 đạt con đạt 7611 con với 442 nái và bên cạnh đó tỷ lệ nuôi sống tăng đáng kể từ 94,99%. Cơ cấu đàn lợn nái của trang trại có xu hướng giảm dần từ năm 2018 – 2020. Do năm 2018 trang trại vẫn còn đang liên kết với tập đoàn Dabaco, sau khi kết thúc hợp đồng số nái cúa công ty được chuyển đi và do một số nái có khả năng sinh sản kém nên trang trại loại thải đi cho đến tháng 11 năm 2019 số nái trại còn 452

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn nái và lợn con giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi

4.2.1. Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái

4.2.1.1. Số lượng lợn nái chăm sóc, nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trang trại em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái và lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng

tại trại qua 6 tháng thực tập (con)

Tháng Nái đẻ, nuôi con (con) Số lợn con đẻ ra (con) Lợn con cai sữa (con) Tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa (%) 12 43 593 557 93,92 1 68 949 878 92,51 2 56 772 690 89,37 3 67 964 890 92,32 4 50 749 690 92,12 5 58 808 751 92,94 Tổng 342 4835 4456 92,46

Bảng 4.2 cho biết số lợn nái đẻ, nái nuôi con và số lợn con theo mẹ em trực tiếp chăm sóc trong quá trình thực tập tại cơ sở. Cụ thể, đã chăm sóc nuôi dưỡng 342 lợn nái đẻ và 4835 lợn con. Kết quả lợn nái đẻ tỷ lệ nuôi sống đạt 100%, lợn con đến cai sữa đạt 92,19%

Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ và nuôi con được thực hiện theo sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật tại trại. Trong quá trình chăm

sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho từng loại lợn, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái mang thai cần chú ý tới các yếu tố: Giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn mang thai, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn. Giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện thao tác đỡ đẻ cho lợn tại trang trại

Tháng Số nái đẻ

Đẻ bình thường Đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 12 43 42 97,62 1 2,38 1 68 65 95,58 3 4,41 2 56 54 96,43 2 3,57 3 67 63 95,53 3 4,47 4 50 49 98 1 2,00 5 58 56 96,56 2 3,44 Tổng 342 330 96,49 12 3,51

Bảng 4.3 cho thấy trong 342 nái theo dõi có 330 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 96,49%, có 12 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 3,51%. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ cuối của thai kỳ làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của lợn mẹ không tốt. Tỷ lệ đẻ khó trung bình trong 6 tháng chỉ 3,38% tỷ lệ này ở mức thấp cho thấy trong quá trình nuôi dưỡng đã thực hiện đúng qui trình về thức ăn, kỹ thuật chăm sóc cho lợn nái sinh sản được thực hiện tốt.

4.2.1.2. Khẩu phần ăn của lợn nái

Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản thì khẩu phần ăn rất quan trọng. Đối với nái chửa từ tuần đầu tiên đến tuần 15 ăn thức ăn hỗn hợp SOWTECH 1982; nái chửa tuần 16 và nái đẻ nuôi con ăn thức ăn hỗn hợp SOWTECH 1992 cho ăn 3 lần/ngày (sáng - chiều - đêm).

Bảng 4.4. Khẩu phần ăn của lợn nái trước và sau khi đẻ

Số lứa ĐVT Lợn nái trước khi đẻ Lợn nái sau đẻ

Ngày 3 2 1 1 2 3 4 5

1 Kg/con 2 1,5 1 1 1,5 2,5 3 - 4 5 - 6

>2 Kg/con 2,5 2 1 1 2 3 4 6

Lợn mẹ cai sữa ăn 1 kg/ngày

4.2.2. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên đàn lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực.

* Đỡ đẻ lợn con: Chuẩn bị dụng cụ:

- Lồng úm, bóng điện, thảm, khăn, xô đựng nước, chổi cọ mông, chổi lau sàn, lưới đỡ nhau.

- Khay đỡ đẻ, kéo, bình xịt cồn. Kĩ thuật đỡ đẻ

- Trước tiên phải bóp mũi và miệng cho hết dịch nhờn để tránh lợn con bị ngạt.

- Một tay cầm chắc chân lợn, tay còn lại vuốt hết màng và dịch trên người lợn con rồi dùng khăn lau khô toàn thân lợn đến khô thì thôi.

- Cắt rốn: dùng kéo cắt rốn cách rốn 10cm, sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.

- Cho lợn con vào lồng úm đã cắm bóng úm.

- Đợi lợn con khô lông thì cho ra bú. Trước khi cho ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm để lợn con bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Chăm sóc lợn con sơ sinh: Yêu cầu nhiệt độ chuồng úm với lợn con: ngày đầu 350C, ngày thứ 2: 330C, ngày thứ 3: 310C và ngày thứ 4 trở đi 290C có thể dùng bóng đèn hoặc đèn sưởi để điều chỉnh nhiệt độ này.

* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi và tiêm IRON DEXTRAN cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, tiêm IRON DEXTRAN. Thường thì IRON DEXTRAN sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2ml/con, nhưng để tránh gây stress cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc. Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)