4.3.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Trang trại thực hiện công tác vệ sinh sát trùng theo lịch của kỹ sư đưa ra. Công tác vệ sinh sát trùng của trang trại được thực hiện theo bảng 4.7
Bảng 4.7. Lịch công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng
nái chửa Chuồng đẻ
Chuồng cách ly Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi
Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun sát trùng + xả vôi gầm Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Tổng vệ sinh chuồng Tổng vệ sinh chuồng Tổng vệ sinh chuồng Tổng vệ sinh khu
Lịch vệ sinh sát trùng của trang trại rất đầy đủ và hợp lý. Trang trại đã thực hiện công tác vệ sinh sát trùng đầy đủ từ trong ra ngoài. Quá trình thực hiện nghiêm chỉnh dưới sự giám sát của cán bộ quản lý và kỹ thuật. Công tác phun sát trùng được thực hiện tốt cụ thể gần như ngày nào các chuồng cũng phun sát trùng. Xả vôi gầm cũng được duy trì trung bình hai lần trên tuần. Rắc vôi và quét dọn đường đi cũng được thực hiện khá nhiều. Cuối tuần trang trại tổ chức tổng vệ sinh chuồng trại.
Kết quả của công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại mà em đã thực hiện trong thời gian thực tập được trình bày tại bảng ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại
TT Nội dung công việc Số lần thực hiện
(lần) Kết quả đạt được (%) 1 Phun sát trùng 105 100% 2 Rắc vôi 20 100% 3 Quét vôi 23 100% 4 Xả vôi gầm 48 100%
5 Tổng vệ sinh chuồng trại 25 100%
Các công tác trên đều được tôi thực hiện nghiêm chỉnh và kỹ càng. Việc phun sát trùng được tôi thực hiên cẩn thận từ trong cho đến ngoài chuồng. Số lần phun sát trùng 105 lần thực hiện. Rắc vôi đầy đủ lối đi lại cũng như mỗi khi tổng vệ sinh chuồng trại 25 lần. Việc xả vôi gầm cũng được trang trại trú trọng nên bản thân tôi cũng thực hiện đầy đủ 48 lần.
4.3.2.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine.
Bên cạnh công tác vệ sinh sát trùng trang trại thì công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine của đàn lợn là không thể thiếu. Lịch phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho đàn lợn của trang trại được thực hiện theo bảng 4.9
Bảng 4.9. Lịch phòng bệnh của trại lợn
Tuổi Vắc-xin Phương
pháp Liều/con
Hậu bị và nái
thay thế
Sau khi nhập về 0-7 ngày PVC(Circo) Tiêm bắp 1ml/con PRRS(1) Tiêm bắp 2ml/con Sau khi nhập về 7-14 ngày Parvo(1) Tiêm bắp 5ml/con Sau khi nhập về 14-21 ngày CSF Tiêm bắp 2ml/con Sau khi nhập về 21-28 ngày AD
FMD 3 type (1) Tiêm bắp
2ml/con 2ml/con Sau khi nhập về 28-35 ngày PRRS(2) Tiêm bắp 2ml/con Sau khi nhập về 35-42 ngày Parvo(2)
FMD 3 type (2)
Tiêm bắp Tiêm bắp
5ml/con 2ml/con Mang thai tuần thứ 12 FMD 3 type Tiêm bắp 2ml/con Mang thai tuần thứ 13 PVC(Ciro) có tiền sử bệnh
mới tiêm 2ml/con
Tổng đàn 4 tháng 1 lần
(T3/7/11) PRRS Tiêm bắp 2ml/con
Lợn nái Mang thai tuần
thứ 10 CSF Tiêm bắp
Tiêm ghẻ 6 tháng 1 lần
(T6/12) Idectin Tiêm bắp 6ml/con
Lợn đực khai thác và thí tình Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T3/7/11) PRRS Tiêm bắp 2ml/con Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T4/8/12) AD Tiêm bắp 2ml/con Tổng đàn 6 tháng 1 lần CSF Tiêm bắp 2ml/con PVC(Ciro) Tiêm bắp 1ml/con Tổng đàn 4 tháng 1 lần
(T4/8/12) FMD 3 type Tiêm bắp 2ml/con Lợn
con
Lợn con 2 tuần tuổi (14-21 ngày )
Mycoplasma Tiêm bắp 1ml/con
Qua bảng 4.9 cho thấy được trang trại phòng bệnh trên đàn lợn như thế nào. Lịch được kỹ thuật trang trại đưa ra và trực tiếp giám sát và quản lý. Trong thời gian thực tập em đã tham gia phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn được trình bày tại bảng 4.10
Bảng 4.10. Kết quả trực tiếp phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
STT Nội dung
phòng bệnh
Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn)
Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Phòng bệnh cho lợn nái 1.1 Dịch tả 125 125 100 1.2 Lở mồm long móng 130 130 100 1.3 Giả dại 175 175 100 1.4 Khô thai 120 120 100 2. Phòng bệnh cho lợn con 2.1 Thiếu sắt 1040 1040 100 2.2 Cầu trùng 1225 1225 100 2.3 Ciro 472 472 100 2.4 Mycoplasma 353 353 100 2.5 Dịch tả 210 210 100
Qua bảng 4.10 cho thấy em đã thực hiện rất đầy đủ và nghiêm ngặt trong việc thực hiện tiêm phòng vaccine cho đàn lợn. Kết quả tiến hành phòng bệnh cho đàn lợn đạt an toàn 100% .Em đã được thực hiện phòng các loại bệnh khác nhau, đối với lợn nái nhiều nhất là phòng Giả dại cho 175 nái. Đối với lợn con đã phòng Cầu trùng cho 1225 lợn con và phòng thiếu sắt cho 1040.
4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
4.3.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó tem đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết
quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại được trình bày tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại Chỉ tiêu theo dõi
Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Bại liệt sau sinh 175 4 2,35
Đẻ khó 175 5 2,85
Viêm tử cung 175 6 3,42
Viêm vú 175 4 2,28
Sảy thai 342 7 2,04
Qua bảng 4.11 cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất với tỷ lệ 3,42%. Nguyên nhân mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chưa thực sự được tốt và một phần là do khí hậu thời tiết thay đổi hay chăm sóc nuôi dưỡng chưa thực sự tốt và một phần là do khí hậu thời tiết thay đổi.
Số lợn nái mắc bệnh sảy thai là ít nhất chiếm 2,04%. Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do trong quá trình phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm cho lợn mang thai hay bị sảy thai. Do viêm nhiễm hoặc do lợn mắc bệnh giả dại, virus cúm, bệnh “tai xanh”, viêm nhiễm Leptospira, viêm nhiễm khuẩn E. coli, Streptococci và Pseudomonas, bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh viêm bàng quang, bệnh thận.
4.3.3.2. Kết quả điều trị trên đàn lợn nái
Sau khi đã thực hiện công tác theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn. Được sự giúp đỡ của kỹ sư trại em đã trực tiếp tiến hành thực hiên công tác điều trị những lợn nái sinh sản bị bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.12
Bảng 4.12: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh
Thuốc điều trị Liều lượng Đường tiêm
Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxytocin + Penstrep 15% L.A hoặc Hitamox hoặc Dufamox 15% 2ml/con 1ml/20 kg TT Tiêm bắp 5 12 10 83,33
Sẩy thai Oxytocin +
Dufamox 15%
2ml/con
1ml/20 kg TT Tiêm bắp 3 7 7 100
Viêm vú Han prost +
Dufamox 15% 2ml/con 1ml/20 kg TT Tiêm bắp 3 4 4 100 Bệnh bại liệt sau đẻ Dexa Dufamox15% 1.5ml/50kg TT 1ml/20 kg TT Tiêm bắp 5 4 3 75,00
Đẻ khó Oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 1 5 5 100
Qua bảng 4.12 cho thấy kết quả kết quả điều đối với bệnh là thấp nhất bại liệt sau đẻ có tỷ lệ chữa khỏi đạt 75,00%. Ở đây có thể là do phác đồ điều trị chưa được hiệu quả, dẫn đến tỉ lệ không khỏi bệnh thấp. Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi đạt 83,33%. Các bệnh còn lại đều có tỷ lệ đạt 100%.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua sáu tháng thực tập tại cơ sở em xin có một số kết luận sau:
Qua thời gian 6 tháng thực tập tại cơ sở em đã được học hỏi rất nhiều về cả kiến thức chuyên ngành, các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như những phác đồ điều trị các bệnh trên đàn lợn. Được làm việc với các kỹ thuật của công ty Cargil, các bạn đồng nghiệp sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng các bạn bộ đội làm kinh tế. Sau khi kết thức thực tập và làm khóa luận, em xin đưa ra một số nhận xét như sau:
- Thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vaccine cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ an toàn là 100%.
- Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản tương đối thấp, trong đó mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất (3,42%), sau đó đến hiện tượng đẻ khó (2,85%), và thấp nhất là bệnh viêm vú (2,85%).
- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là cao nhất (32,24%), và thấp nhất là bệnh cầu trùng (0,69%).
- Kết quả điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đều đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 96,58 - 97,96%.
- Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trại như mai nanh, cắt đuôi, hộ lý lợn con đã thực hiện 7080 con (100%). Mổ hecni 5 con, an toàn 4 con và đạt tỷ lệ (80%). Thiến 1780 con, an toàn 1770 con đạt tỷ lệ (99,43%)
5.2. Đề nghị
+ Trại cần phải quản lý người ra vào trại một cách chặt chẽ hơn bởi trong trại người ra vào đang còn nhiều do vậy khả năng mang mầm bệnh vào trại là rất lớn.
+ Về mặt xử lý chất thải trại lợn cần phải đầu tư xây dựng, có biện pháp cụ thể hơn trong quá trình xử lý để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh từ đó trại sẽ thuận lợi hơn trong chăn nuôi.
+ Trại cần xử lý kịp thời những trang thiết bị hư hỏng một cách nhanh chóng tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách thuận lợi đảm bảo cho nhu cầu sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1.Bilken (1996), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả. 2.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.
3.Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4.Dwane R.Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để
có hiệu quả, Nxb Bản đồ.
5.Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông
nghiệp, TpHCM.
6.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất
lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
8.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm
thú y, Nhà xuất bản đại học nông nghiệp, Hà Nội
10.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11.Phạm Sỹ Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng. 12.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến
13.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
14.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
15.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh
lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.
17.Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
18.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
19.Nguyễn Ngọc Phụng (2004) Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,
Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.
20.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.
21.Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.
22.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”,
Tạp chí KHKT Thú y, tập 14, số 3.
23.Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.
25.Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT thú y tập 17.
26.Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt
Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng nước ngoài
27.Gardner J.A.A., Dunkin A.C., Lloyd L.C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia. Butterworths, Sydney,
28. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7tứngh edition, Iowa state
university press, pp. 40- 57.
29. Trekaxova,L.M. Đaninko, M.I Ponomareva, N.P. Gladon (1993). 30.Taylor D.J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university,.
31. Urban, V.P., Schnur, V.I., Grechukhin, A.N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 – 7.
32. Xobko A.L., Gia Denko I.N. (1987), Pig disease Handbook Volume I,
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Hình 1: Vệ sinh chuồng trại