Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên đàn lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực.
* Đỡ đẻ lợn con: Chuẩn bị dụng cụ:
- Lồng úm, bóng điện, thảm, khăn, xô đựng nước, chổi cọ mông, chổi lau sàn, lưới đỡ nhau.
- Khay đỡ đẻ, kéo, bình xịt cồn. Kĩ thuật đỡ đẻ
- Trước tiên phải bóp mũi và miệng cho hết dịch nhờn để tránh lợn con bị ngạt.
- Một tay cầm chắc chân lợn, tay còn lại vuốt hết màng và dịch trên người lợn con rồi dùng khăn lau khô toàn thân lợn đến khô thì thôi.
- Cắt rốn: dùng kéo cắt rốn cách rốn 10cm, sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.
- Cho lợn con vào lồng úm đã cắm bóng úm.
- Đợi lợn con khô lông thì cho ra bú. Trước khi cho ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm để lợn con bú.
- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.
* Chăm sóc lợn con sơ sinh: Yêu cầu nhiệt độ chuồng úm với lợn con: ngày đầu 350C, ngày thứ 2: 330C, ngày thứ 3: 310C và ngày thứ 4 trở đi 290C có thể dùng bóng đèn hoặc đèn sưởi để điều chỉnh nhiệt độ này.
* Thao tác bấm số tai, mài nanh, cắt đuôi và tiêm IRON DEXTRAN cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, tiêm IRON DEXTRAN. Thường thì IRON DEXTRAN sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2ml/con, nhưng để tránh gây stress cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc. Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.
* Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt Thực tế trại chúng em thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau khi sinh.
Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.
Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 2ml/con kháng sinh (amoxicilin). Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến.
*Tập cho lợn con ăn sớm: Ngay từ ngày 7-14 sau khi lọt lòng nên tập ăn cho lợn con vì lượng sữa mẹ không đủ cho đàn con. Thức ăn giành cho lợn con giai đoạn đầu là thức ăn bổ xung cho sữa mẹ. Vì vậy thức ăn bổ xung cho lợn con thời kỳ này phải là thức ăn đặc biệt tốt, thức ăn dạng viên lợn con dễ ăn và ăn được nhiều.
Kỹ thuật cho lợn con ăn: Cho ăn nhiều lần, mỗi lần một ít, không để thức ăn thừa trong máng, không trộn nước vào thức ăn. Tăng dần về số lượng đến khi đàn lợn con cai sữa.
Trong thời gian thực tập tại trang trại em đã được tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa. Kết quả một số chỉ tiêu của đàn lợn và khối lược công việc thực hiện được trình bày tại bảng 4.5
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các thao tác xử lý trên đàn lợn con
Nội dung công việc Số lượng
(con)
Kết quả (An toàn)
Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
Hộ lý lợn con mới sinh 3460 3460 100
Cắt đuôi 2800 2800 100
Mài nanh 820 820 100
Thiến 1780 1770 99,43
Mổ héc ni 5 4 80
Bảng 4.4 tổng hợp khối lượng các công việc, thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con tại trang trại trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng mà em đã thực hiện
trong 6 tháng thực tập. Trực tiếp đỡ đẻ và hộ lý tại chỗ con mới sinh, số lượng 3460 con trong đó 100% được xử lý an toàn. Công việc mài nanH được thực hiện sau khi lợn con sinh ra 12 - 24 giờ nhằm tránh gây tổn thương núm vú lợn mẹ khi bú sữa và cơ thể lợn con khi chúng cắn nhau, số lượng được thực hiện là 820 con an toàn 100%. Tiến hành thiến lợn đực khi được 5 ngày tuổi, số lượng đã thực hiện 1780 con lợn đực, an toàn 99,43%. Tiến hành cắt đuôi cho 2800 lợn con, an toàn 100%. Tiến hành mổ 5 con lợn con bị hec ni an toàn 80%.
4.2.3. Kết quả điều trị một số bệnh trên lợn con.
Trong thời gian chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn con tại trang trại tôi đã nhận thấy. Trên đàn lợn con chủ yếu xảy ra ba loại bệnh chính là tiêu chảy, phân trắng và viêm phổi. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn con mà tôi đã thực hiện được trình bày ở bảng 4.5
Bảng 4.6: Kết quả điều trị một số bệnh trên lợn con
STT Loại bệnh Số lượng lợn mắc bệnh (con) Số lượng lợn điều trị (con) Kết quả (khỏi bệnh) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
1 Hội chứng tiêu chảy 150 150 141 94,52
2 Phân trắng lợn con 38 38 34 89,47
3 Viêm phổi 110 110 94 85,45
Qua bảng 4.11 cho thất hội chứng tiêu chảy là mắc nhiều nhất 150 con tuy nhiên cũng đạt kêt quả điều trị thành công nhất 94,52%, phân trắng lợn con không nhiều chỉ có 38 con mắc bệnh và tỉ lệ chữa khỏi là 89,47%, bệnh viêm phổi mắc 110 con, tỉ lệ chữa khỏi 85.45% thấp nhất trong ba bênh.
4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại trang trại
Công tác vệ sinh phòng bệnh giữ vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh hướng đến nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chuồng trại…
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trang trại chúng em đã tuân thủ thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, chúng em được phân công thực hiện thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng.
Khi rắc vôi bột dọc hành lang, đường trong chuồng tiến hành rắc ngược từ hướng quạt thông gió tới giàn mát để tránh bột vôi bay lên bám vào người,gây sặc.Sử dụng các dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay để bảo vệ đường hô hấp, hạn chế tổn thương da cho người thực hiện.
Phun sát trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng mỗi ngày 1 lần, phun khắp chuồng và ngoài chuồng. Khi pha sát trùng phải chú ý pha đúng tỷ lệ, không nên pha quá ít thuốc sát trùng vì sẽ không đảm bảo tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh. Không nên pha thuốc sát trùng quá đặc vì sẽ gây tổn hại niêm mạc, da của lợn nái và lợn con, gây lãng phí, làm giảm năng suất chăn nuôi.
Việc vệ sinh, phun sát trùng được thực hiện vào cuối buổi sáng hoặc cuối buổi chiều thường xuyên theo lịch vệ sinh chuồng trại.
Khi lượng người ra vào trại để thực hiện các công việc tăng lên hoặc khu vực chăn nuôi lân cận có dịch bệnh thì việc phun sát trùng sẽ được tăng cường.
4.3.2. Thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại
4.3.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Trang trại thực hiện công tác vệ sinh sát trùng theo lịch của kỹ sư đưa ra. Công tác vệ sinh sát trùng của trang trại được thực hiện theo bảng 4.7
Bảng 4.7. Lịch công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại Thứ Trong chuồng Ngoài Chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng
nái chửa Chuồng đẻ
Chuồng cách ly Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi
Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi
Thứ 5 Phun sát trùng + xả vôi gầm Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Tổng vệ sinh chuồng Tổng vệ sinh chuồng Tổng vệ sinh chuồng Tổng vệ sinh khu
Lịch vệ sinh sát trùng của trang trại rất đầy đủ và hợp lý. Trang trại đã thực hiện công tác vệ sinh sát trùng đầy đủ từ trong ra ngoài. Quá trình thực hiện nghiêm chỉnh dưới sự giám sát của cán bộ quản lý và kỹ thuật. Công tác phun sát trùng được thực hiện tốt cụ thể gần như ngày nào các chuồng cũng phun sát trùng. Xả vôi gầm cũng được duy trì trung bình hai lần trên tuần. Rắc vôi và quét dọn đường đi cũng được thực hiện khá nhiều. Cuối tuần trang trại tổ chức tổng vệ sinh chuồng trại.
Kết quả của công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại mà em đã thực hiện trong thời gian thực tập được trình bày tại bảng ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại
TT Nội dung công việc Số lần thực hiện
(lần) Kết quả đạt được (%) 1 Phun sát trùng 105 100% 2 Rắc vôi 20 100% 3 Quét vôi 23 100% 4 Xả vôi gầm 48 100%
5 Tổng vệ sinh chuồng trại 25 100%
Các công tác trên đều được tôi thực hiện nghiêm chỉnh và kỹ càng. Việc phun sát trùng được tôi thực hiên cẩn thận từ trong cho đến ngoài chuồng. Số lần phun sát trùng 105 lần thực hiện. Rắc vôi đầy đủ lối đi lại cũng như mỗi khi tổng vệ sinh chuồng trại 25 lần. Việc xả vôi gầm cũng được trang trại trú trọng nên bản thân tôi cũng thực hiện đầy đủ 48 lần.
4.3.2.2. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine.
Bên cạnh công tác vệ sinh sát trùng trang trại thì công tác phòng bệnh bằng thuốc và vaccine của đàn lợn là không thể thiếu. Lịch phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho đàn lợn của trang trại được thực hiện theo bảng 4.9
Bảng 4.9. Lịch phòng bệnh của trại lợn
Tuổi Vắc-xin Phương
pháp Liều/con
Hậu bị và nái
thay thế
Sau khi nhập về 0-7 ngày PVC(Circo) Tiêm bắp 1ml/con PRRS(1) Tiêm bắp 2ml/con Sau khi nhập về 7-14 ngày Parvo(1) Tiêm bắp 5ml/con Sau khi nhập về 14-21 ngày CSF Tiêm bắp 2ml/con Sau khi nhập về 21-28 ngày AD
FMD 3 type (1) Tiêm bắp
2ml/con 2ml/con Sau khi nhập về 28-35 ngày PRRS(2) Tiêm bắp 2ml/con Sau khi nhập về 35-42 ngày Parvo(2)
FMD 3 type (2)
Tiêm bắp Tiêm bắp
5ml/con 2ml/con Mang thai tuần thứ 12 FMD 3 type Tiêm bắp 2ml/con Mang thai tuần thứ 13 PVC(Ciro) có tiền sử bệnh
mới tiêm 2ml/con
Tổng đàn 4 tháng 1 lần
(T3/7/11) PRRS Tiêm bắp 2ml/con
Lợn nái Mang thai tuần
thứ 10 CSF Tiêm bắp
Tiêm ghẻ 6 tháng 1 lần
(T6/12) Idectin Tiêm bắp 6ml/con
Lợn đực khai thác và thí tình Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T3/7/11) PRRS Tiêm bắp 2ml/con Tổng đàn 4 tháng 1 lần (T4/8/12) AD Tiêm bắp 2ml/con Tổng đàn 6 tháng 1 lần CSF Tiêm bắp 2ml/con PVC(Ciro) Tiêm bắp 1ml/con Tổng đàn 4 tháng 1 lần
(T4/8/12) FMD 3 type Tiêm bắp 2ml/con Lợn
con
Lợn con 2 tuần tuổi (14-21 ngày )
Mycoplasma Tiêm bắp 1ml/con
Qua bảng 4.9 cho thấy được trang trại phòng bệnh trên đàn lợn như thế nào. Lịch được kỹ thuật trang trại đưa ra và trực tiếp giám sát và quản lý. Trong thời gian thực tập em đã tham gia phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn được trình bày tại bảng 4.10
Bảng 4.10. Kết quả trực tiếp phòng bệnh cho đàn lợn tại trại
STT Nội dung
phòng bệnh
Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn)
Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1. Phòng bệnh cho lợn nái 1.1 Dịch tả 125 125 100 1.2 Lở mồm long móng 130 130 100 1.3 Giả dại 175 175 100 1.4 Khô thai 120 120 100 2. Phòng bệnh cho lợn con 2.1 Thiếu sắt 1040 1040 100 2.2 Cầu trùng 1225 1225 100 2.3 Ciro 472 472 100 2.4 Mycoplasma 353 353 100 2.5 Dịch tả 210 210 100
Qua bảng 4.10 cho thấy em đã thực hiện rất đầy đủ và nghiêm ngặt trong việc thực hiện tiêm phòng vaccine cho đàn lợn. Kết quả tiến hành phòng bệnh cho đàn lợn đạt an toàn 100% .Em đã được thực hiện phòng các loại bệnh khác nhau, đối với lợn nái nhiều nhất là phòng Giả dại cho 175 nái. Đối với lợn con đã phòng Cầu trùng cho 1225 lợn con và phòng thiếu sắt cho 1040.
4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
4.3.3.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó tem đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Kết
quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại được trình bày tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại Chỉ tiêu theo dõi
Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Bại liệt sau sinh 175 4 2,35
Đẻ khó 175 5 2,85
Viêm tử cung 175 6 3,42
Viêm vú 175 4 2,28
Sảy thai 342 7 2,04
Qua bảng 4.11 cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất với tỷ lệ 3,42%. Nguyên nhân mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chưa thực sự được tốt và một phần là do khí hậu thời tiết thay đổi hay chăm sóc nuôi dưỡng chưa thực sự tốt và một phần là do khí hậu thời tiết thay đổi.
Số lợn nái mắc bệnh sảy thai là ít nhất chiếm 2,04%. Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do trong quá trình phối giống cho lợn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật làm cho lợn mang thai hay bị sảy thai. Do viêm nhiễm hoặc do lợn mắc bệnh giả dại, virus cúm, bệnh “tai xanh”, viêm nhiễm Leptospira, viêm nhiễm khuẩn E. coli, Streptococci và Pseudomonas, bệnh ký sinh trùng, mắc bệnh viêm bàng quang, bệnh thận.
4.3.3.2. Kết quả điều trị trên đàn lợn nái
Sau khi đã thực hiện công tác theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn. Được sự giúp đỡ của kỹ sư trại em đã trực tiếp tiến hành thực hiên công tác điều trị những lợn nái sinh sản bị bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.12
Bảng 4.12: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh
Thuốc điều trị Liều lượng Đường tiêm
Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung Oxytocin + Penstrep 15% L.A hoặc Hitamox hoặc Dufamox 15% 2ml/con 1ml/20 kg TT Tiêm bắp 5 12 10 83,33
Sẩy thai Oxytocin +
Dufamox 15%
2ml/con
1ml/20 kg TT Tiêm bắp 3 7 7 100
Viêm vú Han prost +