Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản và lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại điệu thuộc công ty tnhh chăn nuôi sơn động xã long sơn, huyệ (Trang 47 - 53)

lợn con theo mẹ nuôi tại trại

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở

Đàn lợn nái nuôi tại cơ sở được chăm sóc và nuôi dưỡng theo các quy trình riêng theo từng giai đoạn phát triển: hậu bị, nái mang thai, nái đẻ và nái sau cai sữa chờ phối.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cái hậu bị:

Cái hậu bị mới nhập được chăm sóc nuôi dưỡng tại chuồng cách ly 6 tuần với mục đích:

- Nhằm cách ly mầm bệnh, tránh sự lây nhiễm của mầm bệnh mới vào trại, tạo điều kiện thích nghi cho đàn hậu bị mới với môi trường của trại.

- Có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất để đàn hậu bị được phát triển tối ưu, từ đó giúp tăng tỷ lệ chọn lọc cũng như nâng cao năng suất sinh sản.

Chuồng trại: Tốc độ gió: 2 - 2,5m/s, Mật độ nuôi: 1,5 m2/con, Nhiệt độ: 22 - 24 °c. Độ ẩm: 65 - 70% . Áp lực nước: 2 lít/phút.

Thức ăn: khẩu phần ăn của lợn hậu bị được chia theo từng giai đoạn

- Lợn choai 45 - 65kg (14 - 17 tuần tuổi): 1.76 - 2.00 kg/con/ngày. Cho ăn tự do.

- Hậu bị 65 - 119kg (18 - 25 tuần tuổi): 2.09 - 2.30 kg/con/ngày. Khống chế không vượt quá 2,5 kg. Đối với lợn 26 - 29 tuần tuổi: 2.30 - 2.40 kg/con/ngày. Khống chế không vượt quá 2,8 kg.

- Hậu bị (30 - 33 tuần tuổi): 2.50 kg/con/ngày. Khống chế không vượt quá 2,8 kg.

- Hậu bị phối (34 tuần tuổi): 3.00 kg/con/ngày. Cho ăn tự do

Yêu cầu khi chăm sóc nuôi dưỡng tại chuồng cách ly:

- Không nuôi lợn cái hậu bị cùng chuồng lợn đực do làm mất tác dụng của việc tiếp xúc, trường hợp không có chuồng thì nuôi đực ở ô cuối gần quạt và gần nhóm hậu bị ít tuổi nhất.

41

- Cái hậu bị được nuôi quần thể giống hình thức nuôi thịt, hạn chế xả nước hoặc không xả nước vào bể tắm với hậu bị trên 18 tuần tuổi.

- Hàng ngày kiểm tra sức khoẻ, theo dõi khả năng thu nhận thức ăn, khả năng phát triển, phát hiện những trường hợp bất thường, có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Tiếp xúc với lợn hàng ngày tạo sự gần gũi thân thiện với người chăn nuôi, đây là việc làm rất quan trọng nhằm hạn chế stress, giúp lợn lên giống và phối giống được tốt hơn.

- Tách lọc lợn theo trọng lượng để tăng độ đồng đều. - Người nuôi khu vực cách ly được cách ly riêng biệt.

Sau 6 tuần nuôi ở chuồng cách ly sẽ chuyển lợn hậu bị lên chuồng phát triển hậu bị 2 tuần. Sau thời gian chăm sóc nuôi dưỡng ở chuồng phát triển hậu bị lợn hậu bị phải đạt các tiêu chuẩn về trọng lượng, ngoại hình, tuổi động dục do công ty đề ra.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn mang thai: Mục đích:

Tạo điều kiện sống tốt nhất cho lợn nái mang thai, giúp cơ thể lợn mẹ và lợn con tăng trưởng phù hợp theo tuần mang thai. Từ đó giúp tăng tỷ lệ đậu thai, tăng tỷ lệ đẻ, tăng số con sinh sống, tăng trọng lượng lợn con sơ sinh đáp ứng mục tiêu kế hoạch sản xuất của công ty.

- Quét dọn chuồng trại hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch.

- Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, dàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động tốt.

- Lau máng hàng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc.

- Kiểm tra lợn nái sau phối 3 tuần - 6 tuần - 9 tuần, bằng cách quan sát bằng mắt thường kết hợp với lùa lợn đực đi kiểm tra với lợn nái sau phối 3

42

tuần, với lợn nái mang thai 6 tuần và 9 tuần kiểm tra bằng mắt thường kết hợp với máy siêu âm.

- Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai và theo kết quả kiểm tra. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình tiêm phòng.

- Trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần tắm sạch nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, tẩy nội ngoại ký sinh trùng, sau đó chuyển sang chuồng đẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn mang thai rất cần môi trường sống yên tĩnh, tránh stress, hạn chế sự di chuyển trong thời gian 1 tháng đầu tiên và 30 ngày cuối cùng của thai kỳ, khi di chuyển phải nhẹ nhàng cẩn trọng.

Yêu cầu về chuồng mang thai: Nhiệt độ: 20 - 25 0C, độ ẩm: 65 - 70 %, tốc độ gió: 2 - 2,5m/s, áp lực nước 2 lít/ phút.

Yêu cầu về thức ăn cho nái mang thai:

Thức ăn cho nái mang thai điều chỉnh theo từng giai đoạn do phòng kỹ thuật quy định.

- Trước khi đẻ 4 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn, ngày đẻ cho ăn 1kg. - Cho ăn 2 lần/ ngày vào 7h và 14h (riêng mùa hè thời gian cho ăn sẽ điều chỉnh là 6h30 và 17h).

- Căn cứ vào tình hình thực tế có thể áp dụng chương trình cho ăn 1 lần/ngày.

* Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nái đẻ:

Tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này. Nhằm tăng tỷ lệ sinh sống, giảm tỷ lệ chết trong giai đoạn theo mẹ, giảm tỷ lệ viêm vú viêm tử cung, giảm tỷ lệ viêm rốn lợn con, tăng số con cai sữa/ổ, tăng trọng lượng cai sữa, rút ngắn thời gian lên giống trở lại sau cai sữa.

43

Chuồng trại

- Chuồng trại được vệ sinh cọ rửa sạch sau mỗi lứa, sử dụng xà phòng trong quá trình cọ rửa. Ưu tiên sử dụng nước nóng và máy xịt rửa áp lực cao (Kacher) trong quá trình vệ sinh chuồng.

- Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, chỉ phun khi chuồng đã khô, phun lại lần 2 trước khi nhập lợn 3 ngày.

- Quét vôi trắng đường đi, gầm chuồng, tường.

- Kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị trong chuồng. - Thông rửa nước trong đường ống, không để lưu cữu.

- Kiểm tra, liệt kê các vật dụng phục vụ cho lợn đẻ: Dụng cụ, thuốc, thức ăn, vaccine, lồng úm…vv…

- Làm úm cho lợn con trước ngày dự kiến đẻ 2 ngày, lắp bóng úm và trải thảm úm trước đẻ 1 ngày. Diện tích úm đảm bảo 0,07m2/con, quây úm có cửa ra vào rộng 25cm, cao 25cm. Úm kín tránh gió lùa.

- Bật bóng úm hồng ngoại trước lúc lợn đẻ 2h.

- Nái chuyển đến phải chắc chắn chuồng đẻ vận hành tốt và khô sạch. - Nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn nái đẻ 18 - 22 0C

- Áp lực nước 4lít/phút.

Thức ăn

- Khẩu phần ăn lợn mẹ giảm dần, giảm trước đẻ 3 ngày, mỗi ngày giảm 0,5kg, đến ngày đẻ ăn 1 - 2kg.

- Trường hợp đến ngày dự kiến đẻ nhưng lợn nái không đẻ thì duy trì mức 2kg.

- Tăng dần thức ăn lợn nái sau đẻ mỗi ngày tăng 0,5kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ nái ăn khoảng 5 - 6 kg và duy trì đến 10 ngày. Từ ngày thứ 11 trở đi cho ăn theo quy định của phòng kỹ thuật lợn.

44

- Số lần ăn 4 lần /ngày vào lúc 5h - 10h - 17h - 21h. Thời gian ăn có thể điều chỉnh theo mùa vụ.

Chăm sóc nái đẻ

- Chuyển nái mang thai về chuồng đẻ trước đẻ 5 - 7 ngày. - Vệ sinh sạch lợn nái trước khi chuyển về chuồng đẻ.

- Sắp xếp lợn theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp trên).

- Cho ăn cám nái đẻ khi chuyển nái sang chuồng đẻ, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5kg.

- Lau sạch mông, chân, vú lợn nái vào lúc lợn có biểu hiện đẻ. - Theo dõi các biểu hiện lợn nái sắp đẻ để có kế hoạch đỡ đẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo dõi sức khỏe lợn, điều chỉnh nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng theo thời tiết, điều chỉnh cám theo quy trình do kỹ sư quy định.

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng Nái đẻ nuôi con/(con) Lợn con đẻ ra/(con) Số lợn con trung bình/nái Số lợn con cai sữa Tỷ lệ sống (%) 12 22 304 13,82 13,64 98,70 1 18 246 13,67 13,39 97,95 2 25 348 13,92 13,64 97,98 3 21 295 14,04 13,67 97,36 4 26 359 13,81 13,46 97,47 5 19 255 13,42 12,84 95,68 Tính chung 131 1807 13,78 13,44 97,52

45

Qua bảng 4.2 cho thấy số lượt lợn nái đẻ, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối cùng 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập quen với chuồng đẻ. Để đảm bảo sự cách ly giữa các chuồng mỗi công nhân phải chăm sóc từ giai đoạn từ chuồng bầu lên đến khi cai sữa lợn con. Trong quá trình thực tập em đã chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi 131 lợn nái đẻ, số con đẻ ra 1807 con, bình quân 13,78 con/lứa/nái, số con còn sống đến cai sữa là 13,44 con/lứa/nái, tỷ lệ sống là 97,52%.

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái trong từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt …

Đối với lợn mẹ sau khi đẻ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, giữ ấm cho lợn và tuyệt đối không tắm cho lợn con.

Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Tập ăn sớm cho lợn con khi được 3 ngày tuổi bằng thức ăn hỗn hợp. Thức ăn cho lợn con phải giàu đạm và năng lượng. Đối với những lợn con còi phải phân loại riêng và thực hiện chế độ chăm sóc riêng để lợn con có thể bắt kịp thể trạng với các con khác cùng lứa.

Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con, đảm bảo số lượng nhân công trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè.

46

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại điệu thuộc công ty tnhh chăn nuôi sơn động xã long sơn, huyệ (Trang 47 - 53)