Công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại điệu thuộc công ty tnhh chăn nuôi sơn động xã long sơn, huyệ (Trang 54 - 58)

Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại, em đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ kỹ thuật, công nhân trong trại với lịch trình như sau:

- Định kỳ vệ sinh nơi ở, bếp ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh trại như: Khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, rắc vôi diệt ký sinh trùng.

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

- Khu phối:

+ Thay nước nhúng ủng (dung dịch ominicide pha nước) 1 lần/ngày. + Phun sát trùng dung dịch ominicide 2 lần/ tuần (thứ 2, thứ 6).

+ Xả gầm chuồng 1 lần/ ngày, cạo máng ăn 1 lần/ngày, xịt máng luân phiên cách ngày với cạo máng.

+ Quét xilo mạng nhện 1 lần/ tuần.

+ Quét hành lang lối đi 1 lần/tuần, dội vôi đường lùa lợn 1 lần/ tuần. + Chủ nhật tổng vệ sinh toàn trại.

- Khu đẻ:

+ Trước mỗi bữa ăn máng được cạo sạch sẽ, sau mỗi bữa ăn, lượng thức ăn thừa được loại bỏ.

+ Thường xuyên phun thuốc sát trùng dung dịch ominicide, thuốc diệt côn trùng, xịt gầm và tẩy rửa sàn chuồng.

48

+ Tấy uế chuồng trại sau mỗi lứa lợn bằng phương pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn bằng vòi áp lực, các tấm đan nhựa được xịt sạch bằng vòi áp lực và nhúng sát trùng bằng dung dịch ominicide. Phun tường, nền chuồng, tấm đan bằng nước vôi. Tiến hành xông chuồng bằng sút và để trống chuồng tối thiểu 3 ngày. Mỗi tuần phun thuốc sát trùng 2 lần toàn bộ chuồng nuôi bằng dung dịch ominicide vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, xả vôi gầm vào thứ 4 và chủ nhật.

+ Lồng úm lợn, thảm cao su, thảm vải được chải sạch, ngâm sát trùng, phơi khô trước khi đưa vào sử dụng, thực hiện sau mỗi lứa lợn.

- Rắc vôi bột toàn bộ lối đi, khu vực xung quanh chuồng trại chăn nuôi 1 lần một tuần.

- Sát trùng nhúng ủng đặt trước cửa ra vào mỗi chuồng được thay hàng ngày, trước khi đi vào chuồng phải nhúng ủng.

- Lợn mới nhập về được nuôi ở khu cách li, đảm bảo không có bệnh mới cho nhập đàn.

- Dụng cụ thú y: Kim tiêm, xi lanh, trước và sau khi dùng đều được rửa sạch, sát trùng bằng nước sôi và cất vào tủ thuốc di động của mỗi ô chuồng - Máy mài nanh, kìm cắt đuôi, panh kẹp của chuồng đẻ trong khi sử dụng luôn ngâm trong khay đựng dung dịch sát trùng. Sau khi dùng xong xả sạch bằng nước, lau khô cất vào nơi quy định.

- Do chế độ nhiệt rất quan trọng trong khâu phòng bệnh nên tùy từng đối tượng lợn mà tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Đối với lợn chờ đẻ nhiệt độ thích hợp 250C, lợn nái nuôi con là 280C. Khi nhiệt độ thay đổi phải điều chỉnh quạt và giàn mát cho hợp lý.

- Lợn con khi mới sinh ra sức đề kháng của cơ thể kém, dễ mẫn cảm với các yếu tố stress, đặc biệt khí hậu lạnh, ẩm ướt. Để đảm bảo sức khỏe cho lợn con ở mỗi lồng úm có trang bị hệ thống tấm sưởi và bóng hồng ngoại để sưởi ấm.

49

- Công tác vệ sinh trước khi chuyển lợn được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Tất cả những con lợn chuyển lên chuồng đẻ phải được tắm sạch. Khi đẻ, nái được lau bầu vú và âm môn bằng khăn ấm tẩm dung dịch

povidone iodine 10%. Khi đẻ xong, vệ sinh bộ phận sinh dục.

Nhìn chung, trại đã quan tâm tới công tác vệ sinh, vệ sinh và sát trùng xung quanh sạch sẽ, cống và rãnh thoát nước thải được khơi thông định kỳ. Công tác quản lý ra vào khu chăn nuôi rất chặt chẽ.

Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh sát trùng

Công việc Số lượng (lần) Kết quả Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 133 73,88

Phun sát trùng 92 42 45,65

Quét và rắc vôi đường đi 180 133 73,88

Nhìn vào bảng 4.4 cho thấy công việc vệ sinh, sát trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại mỗi ngày công việc vệ sinh chuồng trại, quét vôi rắc đường đi thực hiện 1 lần, phun sát trùng 2 ngày/1 lần. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em đã trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại, quét và rắc vôi đường đi 133 lần chiếm 73,88 % phun sát trùng 42 lần chiếm 45,65 %. Sở sĩ không đạt đủ số lần của trại quy định vì trong quá trình làm có sự giúp đỡ của các công nhận trong trại.

Qua đó, em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ...

4.4.2. Công tác phòng bệnh bằng vaccine cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Ngoài công tác về sinh chuồng trại thì công tác phòng bệnh bằng vaccine đóng vai trò hết sức quan trọng đó là yếu tố đảm bảo nâng cao năng

50

xuất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi và tăng đàn gia súc, nó có tác dụng tạo ra cho cơ thể con vật có sức miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tiêm phòng bằng vaccine là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vaccine phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó chỉ tiêm vaccine cho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Vì vậy, công tác tiêm phòng phải thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng quy định với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêm phòng bệnh cho lợn nái sinh sản cũng như lợn con theo mẹ. Em đã tham gia nhiệt tình và đạt kết quả phòng bệnh bằng vaccine cho các loại lợn được trình bày ở bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vaccine

Từ bảng 4.5 ta thấy rằng kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho đàn lợn nái và lợn con đạt hiệu quả rất cao, với tỷ lệ an toàn là 100%. Lợn con sau khi đẻ 1 ngày sẽ được tiêm Nova Fe+B12 để phòng bệnh thiếu máu và cho uống cầu trùng tiếp để tăng sức đề kháng cho lợn con. Trong vòng 6

Loại lợn Loại Vaccine - Thuốc

Số lượng tiêm (con) Số lượng an toàn sau tiêm (con) Tỷ lệ (%) Lợn con Nova – Fe + B12 1121 1121 100 Cầu trùng (uống) 1312 1312 100 Dịch tả 1230 1230 100 Lợn nái Dịch tả 131 131 100 Lở mồm long móng 105 105 100 Giả dại 70 70 100 Khô thai 86 86 100

51

tháng em đã tiêm Nova - Fe+B12 được 1121 con và cho uống cầu trùng được 1312 con. Từ 16 – 18 ngày tiến hành tiêm phòng vaccin dịch tả và em đã tiêm được 1230 con.

Ngoài tiêm phòng cho đàn lợn con em còn tham gia vào việc tiêm phòng cho đàn lợn nái tại trại. Do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên số lượng nái tiêm phòng vaccine của em chưa cao, cụ thể số lượng nái được tiêm phòng vaccine dịch tả là 131 con và lở mồm long móng là 105 con, vaccine phòng bệnh giả dại là 70 con, vaccine phòng bệnh khô thai là 86 con.

Qua thực hành tiêm phòng vaccine cho lợn con và lợn nái, em đã thành thạo kỹ năng tiêm phòng bao gồm xác định đúng loại lợn cần tiêm, ngày tiêm, loại vaccine tiêm, cách lấy vaccine vào xi lanh, thao tác tiêm. Đây là những kỹ năng hết sức quan trong cho một cán bộ kỹ thuật làm việc trong trang trại sau này.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại điệu thuộc công ty tnhh chăn nuôi sơn động xã long sơn, huyệ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)