Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, tiếp đến là bệnh cầu trùng ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến và trong những năm gần đây xuất hiện bệnh viêm khớp, đặc biệt là trong trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, em đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Tên bệnh Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh lợn con phân trắng 1807 387 21,41 Viêm khớp 56 3,09 Bệnh cầu trùng 24 1,32 Tính chung 1807 467 25,82
Kết quả bảng 4.7 cho thấy trong 1807 lợn con theo dõi thì có 387 lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm tỷ lệ 21,41% (cao nhất trong 3 bệnh của lợn con), tiếp đến là bệnh viêm khớp có 56 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 3,09% và bệnh cầu trùng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất có 24 con mắc, chiếm tỷ lệ 1,32%. Khi tính chung lợn con theo mẹ mắc các bệnh tiêu chảy, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng là 25,82%.
54
chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta, lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 25% - 100%. Kết quả điều tra của em trong khóa luận này cũng nằm trong khoảng biến động về tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng của Trương Lăng (2000) [9].
Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi môi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ đàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về số lượng và tiết độc lực để gây bệnh.
Mặt khác chế độ dinh dưỡng của lợn mẹ không phù hợp, hoặc thay đổi chế độ ăn bất thường cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh của lợn con.
Từ kết quả nghiên cứu trên, em cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho chủ trại chăn nuôi lợn nái sinh sản giúp hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng như sau: Khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp vào mùa đông và thoáng mát về mùa hè, giữ cho nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi luôn luôn ổn định phù hợp với lợn con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho nái mẹ phù hợp, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm.