Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp số

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 38 - 50)

7.1. Vệ sinh và kiểm tra các bộ phận

-Với tất cả các bộ phận đã được tháo ra khỏi hộp số nên kiểm tra tất cả các bộ

phận một cách cẩn thận

-Trước hết kiểm tra bên trong vỏ hộp số để tìm kiếm các mạc kim loại, nếu tìm thấy các mạc kim loại màu thì một trong các bộ đồng tốc hay các vòng đệm đã

bị hư vì chỉ có các bộ phận trong bộ đồng tốc mới được chế tạo bằng loại vật liệu này

-Nếu các mảnh thép tìm thấy thì có thể các bánh răng chủ động chính bị hư. Sau

khi kiểm tra vỏ hộp, lau chùi sạch phía trong vỏ hộp và sau đó dùng khí nén thổi khô

-Cũng nên rửa bạc đạn và thổi khô chúng, cẩn thận khi thổi bạc đạn bằng khí nén không nên cho bạc đạn quay vì khí nén có thể làm cho bạc đạn quay với tốc

độ cao làm những viên bi văng ra với lực lớn có thể gây chết người. Sau đó có

thể kiểm tra các bánh răng chủđộng chính

Dùng đồng hồ so kếđể kiểm tra độ phẳng của trục hộp số

Hình 2.15 Kiểm tra độ phẳng của trục hộp số

-Nếu như độ mòn của bánh răng là không bình thường, kiểm tra độ đồng tâm của trục sử dụng một giá đỡ kiểu máy tiện hay khối chữ V để đỡ trục, dùng đồng hồ so kế để kiểm tra độ đảo dọc trục, độ nhảy của đồng hồ để kiểm tra độ mòn

và độ cong của trục

-Kiểm tra bộ đồng tốc, đặc biệt nếu hộp số bị hư hỏng có liên quan đến vấn đề

sang số, kiểm tra các răng then hoa và các răng trên bộ đồng tốc, thay mới các bộ phận này nếu cần thiết

Hình 2.16 Kiểm tra càng cua gạt số và bộđồng tốc

-Kiểm tra càng cua gạt số và bộđồng tốc dùng cỡ lá đặt vào giữa rãnh và càng, nếu vượt quá giới hạn thì thay mới

-Khi tháo các bánh răng ra khỏi trục thứ cấp nên giữ các chi tiết thành một bộở nơi sửa chữa, các vòng chận, các miếng chêm và các chi tiết khác nên được đặt một cách chính xác khi tháo

-Nếu các bộ đồng tốc được dùng lại nên làm dấu trên các răng và ống lót, điều này sẽ giúp cho chúng ta lắp lại một cách chính xác các vị trí của các chi tiết một cách dễ dàng.

7.2. Những tiêu chuẩn kiểm tra và sửa chữa hộp số chính và hộp số phụ

-Nứt vở thân, nắp hộp số

+Nứt mẻ, tróc và rổ trên bề mặt làm việc của các bánh răng +Mòn chiều dày, chiều răng và chiều rộng then hoa

7.3. Vỏ hộp số

-Ngoài kiểm tra nứt, vỡ của vỏ hộp số chính và vỏ hộp số phụ ta còn phải kiểm

tra các điểm sau

+ Dùng panme đo lỗ để kiểm tra các lỗ lắp vòng bi, trục. Độ mòn không được quá 0,03 - 0,05 mm so với kích thước tiêu chuẩn

+ Kiểm tra mặt tiếp xúc với nắp hộp số nếu bị vênh quá 0,5 mm thì phải sửa chữa

7.4. Nắp hộp số

-Kiểm tra các điểm sau nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải sửa chữa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đường kính lỗ lắp thanh trượt không được mòn quá 0,11 - 0,15 mm so với

đường kính tiêu chuẩn

+ Ổ tựa hình côn ăn khớp với chỗ lắp cần số không mòn quá 1,8 mm

+ Đường kính chỗ làm việc của trục thanh trượt không mòn quá 0,05-0,12 mm so với tiêu chuẩn

+ Độ cong của trục thanh trượt cho phép tối đa là 0,15 mm

+ Bề mặt cạnh hốc đầu tiên trên càng cua sang số (chỗ lắp với đầu cần hộp số) nếu mòn quá 0,3 - 0,6 mm thì phải phục hồi

+ Chiều dày đầu càng cua sang số không mòn quá 0,15 - 0,4 mm

+ Đường kính lỗ lắp trục trượt ở càng cua sang số không quá 0,05 - 0,07 mm + Rãnh hãm khớp cầu cần sang số không mòn quá 0,4 mm

+ Răng để bắt nắp giữ khớp cầu cần sang sốkhông được hỏng quá 3 răng

7.5. Các bánh răng hộp số

+ Độ mòn tối đa cho bề dày các bánh răng không quá 0,3 mm + Khe hở giữa các bánh răng ăn khớp tối đa cho phép là 0,4 mm

+ Răng của các bánh răng được phép rỉ rổ lâm châm và có thể tất cả các răng

của các bánh răng có hiện tượng đó

-Răng của các bánh răng không được sứt mẻ hai răng liền nhau hoặc quá 5 răng

trong một bánh răng

+ Ở các mặt tiếp xúc của răng, nếu có vết lõm rổ, vở thì bề sâu không được quá 0,3 mm và diện tích không quá 3mm trong mỗi răng

+ Răng của các báng răng không được rổ vẩy ốc quá 1/5 của mặt tiếp xúc hai

+ Khe hở giữa bạc đạn và trục bánh răng số lùi trong phạm vi 0,07 - 0,15 mm

7.6. Trục hộp số

+ Trục trơn và then hoa: Chỗ lắp ổ bi nếu mòn quá 0,02 - 0,03 mm so với đường kính tiêu chuẩn thì phục hồi

+ Trục thứ cấp, cổ trục chỗ lắp vòng bi đũa cho phép mòn đến 0,06 - 0,1 mm, chiều rộng then hoa của trục và lỗbánh răng cho phép mòn 0,17 - 0,185 mm, tối

đa là 0,4mm

+ Độ cong của tâm trục sơ cấp và tâm trục thứ cấp không được mòn quá 0,05mm

+ Khe hở giữa răng then hoa và bánh răng với bánh răng then hoa của trục lắp

bánh răng không được quá 0,06mm

7.7. Thay các bộ phận bị mòn hoặc bịhư

-Sau khi đã kiểm tra xong nếu các bộ phận nào trong hộp số bị mòn hoặc bị

hỏng đều phải được thay thế. Điều này giải thích tại sao sự kiểm tra lại rất quan trọng

-Nếu như các bộ phận hư hỏng không khắc phục được khi lắp ráp hộp số lại có thể bị hỏng nữa. Luôn thay thế các vòng đệm và các bộ phận che kín trong hộp số, mặc dù một bộ phận che kín hoặc vòng đệm có thể không bị rò rỉ trước khi

tháo ra nhưng nó có thể bắt đầu bị rò rỉ sau khi lắp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.17 Tháo ráp phốt chặn dầu

-Tất cả các phớt chặn dầu nên được thay thế khi hộp sốđược ráp lại -Phớt sau có thể tháo ra và ráp lại cùng với hộp số trong xe

A. Tháo phớt dầu

B. Thay phớt mới, bôi bên ngoài đường kính phớt một lớp keo trước khi ráp

-Khi thay một bánh răng trên trục thứ cấp, chúng ta cũng nên thay bánh răng ăn

thường xuyên thay bạc đạn trục thứ cấp, trục sơ cấp và đôi khi bạc đạn trục trung gian, những bạc đạn này có khuynh hướng bị mòn vì chúng phải chịu một tải trọng quá lớn

-Một vài hộp số sử dụng ren hệ mét nếu cần thay thế một bulông hay đai ốc phải

đảm bảo rằng ren và chiều dài phải phù hợp, nếu thay không đúng thì dẫn đến

hư hỏng các chi tiết

Hình 2.18 Tháo ráp bạc đạn

-Nếu bạc đạn có dấu hiệu bị mòn hay bị kẹt khi quay bằng tay thì nên thay thế

chúng

-Một dụng cụdùng để cảo có thể cần đến khi tháo bạc đạn

-Sử dụng dụng cụ dẫn hướng khi lắp bạc đạn mới, không nên dùng búa để gõ lên bạc đạn, điều này sẽ hư hỏng bạc đạn

7.8. Điều chỉnh hộp sốthường 7.8.1. Chỉnh bộ truyền đai

-Bộ truyền đai cần được điều chỉnh chính xác giữa tấm ma sát với tang trống của nó; nếu khe hở quá lớn thì sẽtrượt đai, nếu quá nhỏ có thể bị lôi và cháy

-Đểđiều chỉnh đai, tháo đai ốc khóa nằm bên hông hộp số vặn theo chiều kim

đồng hồđể siết đai đến giá trị lực siết qui định (có ghi trong sổtay) sau đó nới ra khoảng 1 vòng, xuất hiện khe hở giữa đai và tang trống. Khóa đai ốc lại

-Nhiều hộp số hiện đại không cần điều chỉnh đai. Hộp số loại này ma sát đã được cải thiện và chịu mài mòn rất tốt. Nếu đai trượt ở các loại hộp số này cần phải đại tu

7.8.2. Chỉnh khớp sang số

-Thông thường là đảm bảo cần sang số khi chuyển vềphía thân van được đồng hóa với bộ truyền số trong buồng lái. Nếu bộ truyền sốđặt ở vị trí Drive, cần sang số trên hộp số phải ở vị trí chính giữa trong chế độ Drive

-Để chỉnh hầu hết các khớp sang số, đai ốc khóa sẽ được tháo khỏi thanh sang số. Khi đó thanh sang số có thể thu ngắn lại hay kéo dài ra

7.8.3. Chỉnh điểm công tắc an toàn Neutral

-Chỉnh điểm công tắc đèn số 0 là cần thiết khi động cơ không chạy với cần sang sốở vịtrí đậu (park). Cần phải lúc lắc cần sang số hay gạt nó vềphía trước khi

động cơ làm việc. Hoặc là khớp sang số bị mòn, công tắc đèn số0 bị lệch đi

hoặc chính công tắc bị hỏng

-Đểđiều chỉnh, tháo đai ốc khóa, định vị nó ở vịtrí đậu

Trong lúc giữ công tắc máy ở vị trí start, bật công tắc sang vị trí park. Trong lúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động cơ đã bắt đầu hoạt động thả công tắc máy và siết bulông giữ công tắc lại, cẩn thận không làm dịch chuyển công tắc trong khi siết

-Kiểm tra lại bằng cách khởi động lại động cơ khi đặt tay sốở park và neutral.

7.8.4. Kiểm tra công tắc an toàn

-Kiểm tra sự hư hỏng (ngắn mạch hay hở mạch) công tắc an toàn. Nối ôm kế

qua công tắc, ôm kế chỉ zêrô với công tắc ở vị trí park và neutral. Nó sẽ chỉ giá trị vô cùng (hở mạch) trong tất cảở vị trí khác

7.8.5. Kiểm tra công tắc đèn lùi

-Đôi khi công tắc an toàn ở vịtrí neutral làm cho đèn lùi sáng. Có thể kiểm tra bằng ôm kế hay đèn kiểm tra. Đèn lùi chỉ sáng khi gài số lùi

Câu hỏi ôn tập

1.Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số 2.Trình bày phương pháp tính tỉ số truyền của các cấp số

3.Trình bày qui trình tháo lắp hộp số từ trên xe và tháo ra chitiết

4.Trình bày các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hộp số

Bài 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CAR ĐĂNG

Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa carđăng

Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng

- Củng cố kiến thức lý thuyết về kết cấuvà hoạt động của các loại carđăng thông

dụng hiện đang được bố trí trên ô tô

- Tháo lắp carđăng đúng Qui trình và đúng yêu cẩu kỹ thuật

- Phân tích được các hiện tượng hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục hư hỏng và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật

- Đảmbảo an toàn cho người và thiết bị

Nội dung chính:

1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các đăng khác tốc

1.1. Cấu tạo các đăng khác tốc

Trụccác đăng khác tốc bao gồm các bộ phận sau: trục chủđộng 1 và 2, khớp nối

các đăng trước và sau; nạng

Hình 3.1.Cấu tạo tách rời trục các đăng khác tốc 1. Trục chủ động 1 2. Trục chữ thập 3,4. Cụm ổ bi kim 5. Nạng sau 6. Nắp chặn ổ bi 7. Trục chủđộng 2 8. Vòng chặn 9. Nắp ổ bi 10. Phớt chắn mỡ 11. Bi kim

1.2. Trục chủđộng (chia làm hai phần )

-Trục chủ động 1: là phần nối giữa trục thứ cấp hộp số với khớp các đăng trước). Bên trong trục chủđộng 1 có khớp trượt là ống then hoa ăn khớp với trục thứ cấp của hộp số (hoặc hộp phân phối)

-Trục chủ động 2: là một ống rỗng dạng trụ tròn làm nhiệm vụ nối khớp các

đăng trước với khớp các đăng sau. Trục rỗng làm cho trục cứng và nhẹ, giảm

được lực quán tính ly tâm khi các đăng làm việc . Đối với những ô tô có khoảng cách giữa hộp số và cầu chủđộng lớn thường dùng trục kép, loại này giảm chiều dài mỗi phần trục nên giảm dao động xoắn trên trục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Trên các trục chủ động có các tấm thép gắn ở đầu trục để cân bằng động cho trục

Hình 3.2 Cấu tạo trục chủđộng của các đăng

1. Trục chủđộng 1 2. Nạng 3. Phớt chắn bụi

4. Hướng dao động 5. Trục thứ cấp 6. Ống trượt 7. Đuôi hộp số 8. Ống trượt

1.3. Khớp trượt

Là một ống then hoa ăn khớp với trục thứ cấp của hộp số. Khớp trượt giúp cho trục các đăng có thểthay đổi chiều dài khi xe hoạt động trên đường

1.4. Khớp nối các đăng

Bao gồm khớp nối trước và khớp nối sau. Các khớp nối các đăng có cấu tạo giống nhau, bao gồm Hình 3.3 Cấu tạo khớp nối các đăng 1. Trục chủđộng1 2,4. Nạng 3,7. Trục chữ thập 5. Trục chủđộng 2 6. Lỗ lắp ổ bi kim 2

1.5. Trục chữ thập

-Là loại trục có bốn đầu trục tạo thành hình chữ thập. Ở mỗi đầu trục có lắp ổ bi kim

-Trục chữ thập được khoan rỗng tạo thành đường dẫn mỡ bôi trơn cho ổ bi kim. Có một vú mỡđểbơm mỡ vào ổ bi

1. Rãnh dẫn mỡ 2. Bi kim 3.Nắp ổ bi 4. Vú mỡ

1. Nạng 2. Ổ bi kim 3. Trục chữ thập

Hình 3.4 Cấu tạo trục chữ thập các đăng

Ổ bi kim được lắp ở đầu trục chữ thập có tác dụng làm giảm ma sát và mài mòn trục khi các đăng làm việc

Vú mỡ là một dạng van bi một chiều gồm thân van, viên bi, lò xo. Vú mỡ được lắp trên trục chữ thập

1.6. Nạng các đăng

Nạng là bộ phận liên kết giữa trục và khớp các đăng, nó có dạng hình chữ U gắn liền với trục . Trên nạng có các lỗ lắp ổ bi kim. Ổ bi được chặn bởi vòng hãm hoặc có mặt bích chặn lắp trên nạng bằng bu lông

Hình 3.5 Cấu tạo nạng các đăng

1. Lỗ lắp ổ bi 2,7. Vòng chặn 3. Nắp ổ bi

4,5. Nạng 8,9. Bu lông

1.7. Nguyên lý hoạt động

-Truyền mô men: Khi trục thứ cấp của hộp số quay làm khớp trượt và nạng quay

theo, mô men được truyền qua khớp các đăng đến trục chủ động 2, khớp các

đăng sau và nạng trên trục bánh răng chủ động của bộ truyền lực chính (trục

bánh răng quả dứa). Thông qua truyền lực chính, vi sai và bán trục làm bánh xe chủđộng quay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thay đổi góc nghiêng trục các đăng: Khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, tải trọng và phản lực của mặt đường tác dụng lên bánh xe cũng thay đổi làm vị trí tương đối giữa cầu chủ động và hộp số thay đổi. Khi đó góc

nghiêng của trục các đăng cũng thay đổi theo. Lúc này khớp các đăng hoạt động

giúp cho các đăng vẫn truyền được mô men đến cầu chủđộng

-Thay đổi khoảng cách giữa các trục: Trong quá trình ô tô hoạt động trên đường, cầu chủ đông luôn dao động theo phương thẳng đứng làm cho khoảng cách giữa hôp số và cầu chủ động luôn thay đổi theo tải trọng và tình trạng mặt đường.

Khi đó khớp trượt hoạt động giúp cho chiều dài trục các đăng thay đổi nên nó vẫn truyền được mô men đến cầu chủđộng

Hình 3.6 Sơ đồ bố trí trục các đăng trên ô tô

Hình 3.7 Sơ đồ bố trí nhiều khớp carđăng

1.8. Khớp nối đỡ trung gian

-Khớp nối đỡ trung gian dùng cho trục các đăng kép (trục hai đoạn), nó bao gồm -Gối đỡ cao su: lắp vào khung xe bằng đai và bu lông có tác dụng giảm dao

động từkhung xe lên các đăng

-Vòng bi dùng đểđỡ phần nối giữa hai đoạn trục và được bôi trơn bằng mỡ. -Hai đoạn trục nối với nhau bằng then hoa và có thểdi trượt dọc trục

Hình 3.8 Cấu tạo các đăng hai đoạn trục

1. Khớp nối cácđăng 2. Đoạn trục trước

3. Gối đỡ trung gian 4. Đoạn trục sau 5. Giá đỡ lắp trên khung xe

Hình 3.9 Cấu tạo khớp nối trung gian 1. Ổbi đỡ 2. Vỏ bọc khớp nối 3. Gối đỡ cao su

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 38 - 50)