Kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa cầu chủ động

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 66 - 68)

5.1. Kiểm tra độ đảo của bích nối

Kiểm tra độ đảo của bích nối theo phương thẳng đứng và phương ngang

Độ đảo lớn nhất: 0.10 mm. Không như tiêu chuẩn, thay bích nối

Hình 4.12

5.2. Kiểm tra độ đảo của bánh răng vành chậu

Đặt đồng hồ so kế vào lưng vòng răng , đầu đo sẽ đặt vuông góc với bề mặt bánh răng sau đó quay bánh răng . Độ đảo lớn nhất :0.07mm

Nếu khác tiêu chuẩn cho phép thay mới

Hình 4.13

5.3. Kiểm tra khe hở ăn khớp bánh răng vành chậu

Khe hở giữa bánh răng côn chủ động và vòng răng là khe hở cấn thiết cho sự giản nở nhiệt độ của các bánh răng, khi hoạt động chúng sinh ra ma sát và nhiệt làm cho các bánh răng giản nở ra, giảm độ hở giữa các răng ăn khớp. Không có khe hở bánh răng của vành răng và bánh răng côn chủ động có thể bị kẹt và có thể bị hỏng sau một thời gian ngắn . Dùng đồng hồ so kế đo

Khe hở ăn khớp: 0.13 - 0.18mm. Nếu không đúng thêm đệm sau bánh răng

Hình 4.14

5.4. Kiểm tra tải trọng ban đầu bánh răng phát động

Tải trọng ban đầu bắt đầu quay từ 8 – 11 kg/cm ( 0.8 – 1.0 Nm)

Hình 4.15

5.5. Kiểm tra độ đảo của vỏ vi sai

- Lắp vòng bi, vỏ visai lên vỏ đỡ visai

- Xiết chặt các đai ốc điều chỉnh chỉ đến khi không có độ rơ của vòng bi

- Gióng thẳng các dấu trên nắp vòng bi và vỏ đỡ visai

- Lắp và xiết chặt đều bulon nắp vòng bi

- Dùng đồng hồ so, đo độ đảo của vỏ vi sai Độ đảo lớn nhất: 0.07mm

5.6. Kiểm tra khe hở bánh răng bán trục và bánh răng hành tinh

- Lắp 2 bánh răng bán trục với các đệm, bánh răng hành tinh với cácđệm

- Dùng đồng hồ so, đo khe hở ăn khớp bánh răng bán trục trong khi giữ một bánh răng visai về phía vỏ visai

- Khe hở cho phép: 0.05 – 0.20 mm.Nếu không đúng thêm đệm

Hình 4.17

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (nghề công nghệ ô tô cao đẳng 9+) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)