2.6.1.Sử dụng các môi trường công nghệ.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ ppsx (Trang 60 - 62)

Là một trong những phương pháp cải thiện quá trình cắt chi tiết. Các môi trường công nghệ như các chất lỏng và khí trơn nguội làm tăng tuổi thọ của dụng cụ cắt, giảm độ nhám bề mặt, tăng các đặc tính sử dụng các chi tiết gia công.

Các tác động hoá lý của các môi trường công nghệ bao gồm các tác dụng bôi trơn, làm nguội, cắt và bảo vệ, đều làm cải thiện khả năng gia công của vật liệu.

Tác dụng cắt làm giảm nhẹ quá trình cắt, trong trường hợp này các tác dụng hoá lý của môi trường công nghệ được thực hiện theo ba hướng cơ bản, có các đặc điểm riêng.

1. Môi trường công nghệ có thể hoà tan vào vật liệu gia công. Hiện tượng này được sử dụng khi phay hoá để lý đi những lượng dư nhỏ khi gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp cũng như là để nhận được các bề mặt cực tính (đánh bóng hoá).

2. Một vài chất lỏng (nước, axít acetic,v.v...) là những chất bôi trơn kém, có khả năng làm giảm mạnh công cắt riêng của một vài loại vật liệu. Và ngược lại các chất lỏng làm giảm mạnh ma sát lại ít ảnh hưởng đến sự giảm công cắt riêng.

3. Ưùng dụng các nguyên tố riêng biệt của các môi trường công nghệ: quá trình phân rã phân tử của các chất được hấp thụ từ môi trường bề ngoài gây ra do tác dụng xúc tác mạnh tác dụng lên chúng của bề mặt kim loại mới tạo thành trong quá trình cắt, do bề mặt này biến dạng rất nhiều.

2.6.2. Sử dụng các chất lỏng trơn nguội.

Các chất lỏng trơn nguội được sử dụng để gia công cắt, chia làm 6 loại: 1. Dung dịch nước của các chất điện phân (nước và chất ức chế ăn mòn). 2. Dung dịch nước của các chất hoạt động bề mặt (nước và chất ức chế ăn

mòn và các chất hoạt động bề mặt).

3. Nhũ tương là hỗn hợp đồng nhất các chất lỏng thường không pha trộn được (nước, chất hoạt động bề mặt, chất nhũ tương hoá, chất ức chế ăn mòn).

4. Nhũ tương được hoạt hoá (nước, chất hoạt động bề mặt, chất nhũ tương hoá chứa chất hoạt động bề mặt).

5. Các chất lỏng chứa dầu mỡ (dầu khoáng và dầu thực vật, dầu hôi và mỡ động vật).

6. Các chất thể huyền phù, là hỗn hợp của các vi hạt cứng (ví dụ các kim loại dễ nóng chảy) trong chất lỏng.

2.6.3. Phương pháp đưa các chất lỏng trơn nguội vào vùng cắt.

Có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả sử dụng các chất này. Phổ biến nhất là phun tia vào phía trên vùng cắt. Trong trường hợp này lưu lượng chất lỏng bao gồm 12 – 15 l/ph, dầu khoáng 3 – 4 l/ph,j tốc độ của tia có thể đạt được 60 – 80m/ph. Cũng có thể phun tia dung dịch làm nguội vào mặt sau dụng cụ cắt qua lỗ phun có đường kính 2 – 3 mm dưới áp lực thấp ( 0.5 – 2 kgf/cm2). Để tăng tác dụng làm nguội và bôi trơn tăng áp lực chất lỏng đưa vào vùng cắt là hợp lý hơn cả.

Đưa chất lỏng dưới áp lực 15 – 20 kgf/cm2 mang lại hiệu quả to lớn. Ví dụ khi được nhũ tương dưới áp lực 10 – 15 kgf/cm2 sẽ làm tăng tuổi thọ dụng cụ khi tiện chi tiết làm bằng thép Cr18Ni9Ti, 2 Cr13 và 3 Cr13 lên 5 – 6 lần.

2.6.4. Sử dụng các môi trường khí.

Tác dụng bảo vệ được xem là hoàn toàn nhất khi sử dụng môi trường khí. Ví dụ khí argon. Bề mặt kim loại sạch về mặt hoá học được hình thành trong vùng cắt, nhanh chóng hấp thụ các phân tử của môi trường khí xung quanh, thường là của không khí. Vì vậy độ bền của chi tiết gia công giảm. Môi trường khí đảm bảo che chở bề mặt gia công, nâng cao độ bền khi có tải trọng thay đổi.

2.6.5. Sử dụng chất bôi trơn rắn.

Chất bôi trơn rắn ngày càng được sử dụng nhiền hơn để cải thiện môi trương cắt. Chúng thường là Graphit, tan-cơ (hoạ ), disulfid molipden,v.v...

Disulfid molipden (MoS2) là chất bôi trơn rắn phổ biến nhất, được sử dụng theo những cách sau đây:

1. Thêm vào trong chất lỏng dung dịch huyền phù.

2. Trộn chung với dầu mỡ và bôi lên bề mặt làm việc của dụng cụ. 3. Chà lên bề mặt của dụng cụ cắt bột MoS2 hoặc dùng bút chì đặc biệt. SPINDLE MOTOR

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ ppsx (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w