GIA CÔNG CẮT CÓ DAO ĐỘNG.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ ppsx (Trang 56 - 57)

c. Dụng cụ mài bằng kim cương.

2.5. GIA CÔNG CẮT CÓ DAO ĐỘNG.

2.5.1. Nguyên lý gia công.

Một trong những phương pháp tăng cường hoá quá trình cắt, các chi tiết làm bằng các vật liệu khó gia công và nâng cao năng suất gia công là cắt với vận tốc và lượng chạy dao có giá trị thay đổi, còn gọi là cắt có dao động. Bản chất của cắt có

dao động là ở chỗ chuyển động giao động bổ sung của dụng cụ tương đối với chi tiết gia công.

Tư tưởng sử dụng dao động để cải thiện quá trình cắt đươc đề xuất từ năm 1910 nhưng mãi đến những năm 50 mới được ứng dụng trong công nghiệp. Từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về phương pháp này đã tiến hành và chúng đã tạo điều kiện ứng dụng rộng rải vào sản xuất.

Tùy theo phương của các dao động cộng vào của dụng cụ tương đối so với bề mặt gia công và lưỡi cắt người ta chia làm 3 sơ đồ động học chủ yếu của cắt có dao động (hình 2.1). Các sơ đồ cộng dao động vào quá trình cắt kiểu vuông góc tự do nhờ tương đối đơn giản, rõ ràng và riêng biệt cho mỗi trường hợp nên còn được gọi là sơ đồ lý thuyết (hình 2.1.a) Cộng dao động theo trục a được đặc trưng bởi việc lấy đi lớp kim loại có chiều dày thay đổi. Ngoài ra trong trường hợp này có sự thay đổi những điều kiện ma sát theo mặt trước và mặt sau của dụng cụ. Cộng dao động theo trục b được đặc trưng bởi chuyển động dọc lưỡi cắt có ảnh hưởng rất lớn đến lực ma sát theo các bề mặt làm việc của dụng cụ. Cộng dao động theo trục b được đặc trưng bằng sự thay đổi theo chu kỳ của giá trị vận tốc cắt làm ảnh hưởng đến động lực học của quá trình cắt.

Các sơ đồ cộng dao động vào quá trình cắt góc nghiêng không tự do được thực hiện theo các phương pháp dao (X) (là các dao động trục), phương quay tiếp xúc với mặt đang gia công (Z) (là các dao động tiếp tuyến), phương vuông góc với mặt phôi (Y) (là các dao động hướng kính). Các sơ đồ cộng dao động này được gọi là các sơ đồ công nghệ (hình 2.1.b).

Việc cộng dao động vào quá trình cắt trước hết làm thay đổi các thông số hình học khi cắt, chẳng hạn tiết diện cắt, chiều dài phoi, độ lớn và phương của vận tốc cắt, các góc trước và sau, góc cắt, v.v... Các thông số hình học khi cắt nó dao động được gọi là các thông số động học, các thông số động học được xác định bỡi biên độ và tần số dao động cộng vào và tỉ lệ giữa tần số giao động và tốc độ quay của chi tiết.

Một mặt các thông số động học cho phép chọn các thông số của dao động cộng vào và các chế độ cắt để nhận được hiệu quả động học của quá trình lớn nhất, mặt khác chúng xác định đặc điểm thay đổi các thông số vật lý của cắt có dao động, nhiệt độ cắt, sự co rút phoi, sự hình thành phoi...(Vẽ hình )

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ ppsx (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w