c. Dụng cụ mài bằng kim cương.
2.5.2. Cắt với dao động dọc trục.
Hiện nay khi tiện các chi tiết làm bằng thép hoặc hợp kim khó gia công, phoi dây xuất hiện liên tục trên mặt trước của phần cắt, không bị phá vỡ bằng các phương pháp thông thường được. Trong trường hợp người ta sử dụng phương pháp
gián đoạn của quá trình cắt phoi bị phá vỡ và được lưỡi cắt tách ra khỏi phần kim loại của chi tiết gia công. Tần số của rung động cộng thêm vào khoảng 5 – 100Hz. Biên độ rung động phụ thuộc vào lượng chạy dao, có thể đạt đến 3mm.
Sự cộng thêm vào quá trình cắt dao động của dụng cụ theo phương dọc trục làm thay đổi chiều dày cắt, cũng như hàng loạt các thông số và góc hình học và như vậy là làm ảnh hưởng đến các đặc tính vật lý quan trọng như lực và nhiệt độ cắt. Các cuộc thử nghiệm đã chứng tỏ rằng khi tiện rung lực cắt mang tính chất chu kỳ, có giá trị cực đại lớn hơn khoảng 150 – 200% so với khi cắt thông thường, còn giá trị trung bình lại giảm 15 – 20 %. Điều đó có nghĩa là khi tiện rung công cắt giảm. Nhiệt độ khi tiện rung ở vận tốc cắt thấp thì cao hơn thì khi cắt thường nhưng khi tăng vận tốc cắt thì nhiệt độ lại thấp hơn. Sự thay đổi nhiệt độ được giải thích do tác động hỗ tương của hai yếu tố khi tiện rung: sự tăng nhiệt độ do tác rung động của dụng cụ lên vật liệu và sự cải thiện việc thoát nhiệt nhờ tính chất gián đoạn của quá trình cắt.
Khi tiện rung động độ nhám bề mặt chi tiết có thể đạt đến Rz= 40-20 µm. Người ta thường dùng các bộ tạo dao động loại cơ khí (lệch tâm, loại bì, v.v...) khí nén, thủy lực, tự dao động, v.v…