36Các dạng Chassis server

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống máy chủ (nghề quản trị mạng) (Trang 36 - 41)

- Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lƣợng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tầnsố 50/60 Hz.

36Các dạng Chassis server

Các dạng Chassis server

Server rack là gì?

Server rack (hay còn gọi là rack server hoặc rackmount server) có nhiệm vụ bảo vệ và giúp cố định các thiết bị linh kiện máy chủ bên trong nó.

Rack server có hình dáng dạng nằm ngang, thƣờng đƣợc lắp đặt vào những chiếc tủ (đƣợc gọi là tủ rack), giúp ta có thể lắp vào và lấy ra bằng cách kéo ra/ đẩy vào trông nhƣ việc tháo lắp các HDD server.

Server Rack 1U

Các server rack thƣờng đƣợc đo lƣờng bằng một đơn vị viết tắt là U, đơn vị này đƣợc quy ƣớc để dùng vào việc đo chiều cao của rack server. Ta có những dạng phổ biến nhƣ server rack 1U, server rack 2U, server rack 4U,…

1U = 1.75 inch = 4.45 cm (với 1 inch = 2.54 cm)

Đối với các dòng server rack thì các chỉ số chiều rộng (W = Width) và chiều cao (H = Height) thƣờng giống nhau giữa các U, còn chỉ số chiều dài hay còn gọi là

37

chiều sâu (D = Depth) của máy thƣờng khác nhau tùy vào chức năng của server đó.

Server Rack 2U

Thƣờng thì các rack server 1U sẽ giúp tiết kiệm không gian vị trí lắp đặt máy hơn, nhƣng về hiệu năng, khả năng mở rộng và tính tƣơng thích sẽ hạn chế hơn. Đối với các dạng server rack 4U thì sẽ cho hiệu năng cao hơn, tính tƣơng thích cao hơn và khả năng mở rộng cao hơn nhiều vì những dòng server này có thể hỗ trợ lên tới 4 vi xử lý CPUtrên một server. Tuy nhiên không gian lắp đặt server sẽ bị chiếm dụng nhiều.

Tower server là gì?

Cũng có chức năng là giúp bảo vệ và cố định các thiết bị linh kiện server bên trong. Khác với rack server, tower server có dạng đứng.

Dạng server tower này đƣợc thiết kế nhằm vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, tổ chức, văn phòng hoặc các cá nhân có nhu cầu sử dụng ít máy chủ (tầm 1 hoặc 2 server), đặt server tại văn phòng.

38

HPE Tower Server

Tower server đƣợc thiết kế nhằm tạo cảm giác quen thuộc hơn (nhƣ máy tính để bàn) khi sử dụng server và nhu cầu xây dựng một máy server chạy độc lập.

Khi hoạt động thì tower server sẽ cho tiếng ồn ít hơn so với các dòng rack server và blade server vì thế các tower server thích hợp cho việc đặt server tại văn phòng làm việc. Tuy nhiên, hiệu năng của từng blade server có phần thấp hơn so với rack server.

Blade server là gì?

Blade server là một dạng server nhỏ, đƣợc gắn vào một chassis server rack. Mỗi server blade là một hệ thống server độc lập, có bo mạch chủ, CPU, RAM, ổ cứng,… và có hệ điều hành chạy riêng biệt.

39

Chassis Blade Server

Các quản trị viên (administrator) có thể sử dụng phần mềm hệ thống để kết nối các blade server này thành một cụm máy chủ (server cluster). Trong cluster mode, các blade server có thể đƣợc kết nối để cung cấp một môi trƣờng mạng tốc độ cao trong khi chia sẻ tài nguyên và phục vụ cùng một cơ sở ngƣời dùng.

40

Mỗi blade server đều có thể hot-swap, vì thế ta có thể dễ dàng thay thế các blade server khi hệ thống đang hoạt động và thời gian bảo trì sẽ đƣợc rút ngắn hơn.

Các thông số kỹ thuật thường gặp của một chassis server

- Form Factor: là thông tin miêu tả hình dáng của một server. Ví dụ: rack 1U, rack 2U, tower server,…

- Dimensions: miêu tả kích thƣớc của chassis theo dạng W (Width – chiều rộng) x H (Height – chiều cao) x D (Depth –chiều sâu)

- Drive bays: miêu tả số lƣợng ổ cứng, ổ quang có thể lắp đặt đƣợc của chassis máy chủ.

- Khe 2.5″, khe 3.5″: kha cắm tiêu chuẩn của các loại ổ cứng HDD, SSD, ổ DVD,…

41

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống máy chủ (nghề quản trị mạng) (Trang 36 - 41)