Kết nối máy chủ với các thiết bị mạng.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống máy chủ (nghề quản trị mạng) (Trang 54 - 58)

- Thái độ: Tích cực tìm hiểu về các nhà cung cấp máy chủ.

2.6. Kết nối máy chủ với các thiết bị mạng.

Thiết bị truyền dẫn

- Cáp xoắn đôi (Twisted pair cable): Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn đƣợc dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi đƣợc sử dụng rộng rãi trong LAN là loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại không có vỏ bọc chống nhiễu.

- Cáp đồng trục (Coaxial Cable)

- Cáp sợi quang(Fiber optic cable): là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu. Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đƣờng kính của một sợi tóc. Chúng đƣợc sắp xếp trong bó đƣợc gọi là cáp quang và đƣợc sử dụng để truyền tín hiệu trong

55

khoảng cách rất xa. Không giống nhƣ cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và truyền xa hơn.

Thiết bị kết nối

- Wireless Access Point là thiết bị kết nối mạng không dây đƣợc thiết kế theo chuẩn IEEE 802.11b, cho phép nối LAN to LAN, dùng cơ chế CSMA/CA để giải quyết tranh chấp, dùng cả hai kiến trúc kết nối mạng là Infrastructure và AdHoc, mã hóa theo 64/128 bit. Nó còn hỗ trợ tốc độ truyền không dây lên tới 11Mbps trên băng tần 2,4 GHz và dùng công nghệ radio DSSS (Direct Sequence Spectrum Spreading).

- Wireless Ethernet Bridge là thiết bị cho phép các thiết bị Ethernet kết nối vào mạng không dây. Ví dụ nhƣ thiết bị Linksys WET54G Wireless-G Ethernet Bridge. Nó hỗ trợ bất kỳ thiết bị Ethernet nào kết nối vào mạng không dây dù thiết bị Ethernet đó có thể là một thiết bị đơn hoặc một router kết nối đến nhiều thiết bị khác.

- Card mạng là một loại card mở rộng đƣợc gắn thêm trên máy tính, cung cấp giao tiếp vật lý và logic giữa máy tính với các thiết bị mạng, hệ thống mạng thông qua phƣơng tiện truyền dẫn.

- Repeater đơn giản chỉ là một bộ khuếch đại tín hiệu giữa hai cổng của hai phân đoạn mạng. Repeater đƣợc dùng trong mô hình mạng Bus nhằm mở rộng

56

khoảng cách tối đa trên một đƣờng cáp. Có hai loại Repeater đang đƣợc sử dụng là Repeater điện và Repeater điện quang. Dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông

- Hub là thiết bị có chức năng giống nhƣ Repeater nhƣng nhiều cổng giao tiếp hơn cho phép nhiều thiết bị mạng kết nối tập trung với nhau tại một điểm. Hub thông thƣờng có từ 4 đến 24 cổng giao tiếp, thƣờng sử dụng trong những mạng Ethernet 10BaseT. Thật ra, Hub chỉ là Repeater nhiều cổng. Hub lặp lại bất kỳ tín hiệu nào nhận đƣợc từ một cổng bất kỳ và gửi tín hiệu đó đến tất cả các cổng còn lại trên nó. Hub hoạt động ở lớp vật lý của mô hình OSI và cũng không lọc đƣợc dữ liệu. Hub thƣờng đƣợc dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó ngƣời ta liên kết với các máy tính dƣới dạng hình sao. Hub đƣợc chia làm hai loại chính: Hub thụ động (Passive hub) và Hub chủ động (Active hub).

- Bridge là thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng chuyển có chọn lọc các gói tin đến nhánh mạng chứa máy nhận gói tin. Để lọc các gói tin và biết đƣợc gói tin nào thuộc nhánh mạng nào thì Bridge phải chứa bảng địa chỉ MAC. Bảng địa chỉ này có thể đƣợc khởi tạo tự động hay phải cấu hình bằng tay. Do Bridge hiểu đƣợc địa chỉ MAC nên Bridge hoạt động ở tầng hai (tầng data link) trong mô hình OSI.

- Modem là thiết bị dùng để chuyển đổi dữ liệu định dạng số thành dữ liệu định dạng tƣơng tự cho một quá trình truyền từ môi trƣờng tín hiệu số qua môi trƣờng tín hiệu tƣơng tự và sau đó trở môi trƣờng tín hiệu số ở phía nhận cuối cùng. Tên gọi Modem thật ra là từ viết tắt đƣợc ghép bởi những chữ cái đầu tiên của Modulator/DEModulator – Bộ điều biến/Bộ giải điều biến.

- Switch là sự kết hợp hài hòa về kỹ thuật giữa Bridge và Hub. Cơ chế hoạt động của Switch rất giống Hub bởi vì là thiết bị tập trung các kết nối mạng lại trên nó. Những cổng giao tiếp trên Switch là những Bridge thu nhỏ đƣợc xây dựng trên mỗi cổng giao tiếp tƣơng ứng.

- Router là bộ định tuyến dùng để nối kết nhiều phân đoạn mạng, hay nhiều kiểu mạng (thƣờng là không đồng nhất về kiến trúc và công nghệ) vào trong cùng

57

một mạng tƣơng tác. Thông thƣờng có một bộ xử lý, bộ nhớ, và hai hay nhiều cổng giao tiếp ra/vào.

- Gateway là thiết bị trung gian dùng để nối kết những mạng khác nhau cả về kiến trúc lẫn môi trƣờng mạng. Gateway đƣợc hiểu nhƣ cổng ra vào chính của một mạng nội bộ bên trong kết nối với mạng khác bên. Có thể đó là thiết bị phần cứng chuyên dụng nhƣng thƣờng là một server cung cấp kết nối cho các máy mà nó quản lý đi ra bên ngoài giao tiếp với một mạng khác.

Máy chủ (Server)

Máy chủ (Server) là: một máy tính đƣợc kết nối với một mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên đó ngƣời ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Máy trạm (Client)

Máy trạm có thể là bất cứ thiết bị gì thuộc nhóm máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông mình có thể kết nối tới máy chủ thông qua mạng.

58

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ thống máy chủ (nghề quản trị mạng) (Trang 54 - 58)