Thời gian dòng điện giật

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 34)

1. Ảnh hưởng của dòng điện đối với cơ thể con người

1.2.3. Thời gian dòng điện giật

Khi thời gian dòng điện chạy qua người tăng lên, lớp da bị nóng dần, lớp sừng trên da có thể bị chỏng thủng là cho điện trở cả người giảm xuống, do đó dòng điện tăng lên và làm cho người ngày càng nguy hiểm

Khi có dòng điện tác dụng trong thời gian ngắn thì tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập cảu tim. Mỗi chu kỳ co giản của tim kéo dài độ 1s, trong chu kỳ có khoảng 0,1s tim nghỉ làm việc(giữa trạng thái co và giản) ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi quanó. Nếu thời gian dòng điện đi qua nó lớn hơn 1s thì thế nào cũng trùng với thời điểm tim nghỉ nói trên. Thí nghiệm cho ta thấy dù dòng điện đi qua người lớn (gần 10A) mà không gặp thời điểm nghỉ của tim cũng khồn có nguy hiểm gì.

Căn cứ vào lý luận trên chúng ta có thể giải thích tại sao ở các mạng điện cao áp: 6KV; 10KV, 35KV; và 110KV…Tại nạn điện gây ra, ít dẫn tới trường hợp tim ngừng đập hay ngừng hô hấp, với điện áp cao, dòng điện xuất hiện trước khi người chạm vào vật mang điện thì hồ quang đã phát sinh, dòng điện đi qua người lớn (có thể

đến vài Am – pe). Dòng điện này tác động mạnh vào người gây cho con người một

phản ứng phòng thủ rất mãnh liệt.

Kết quả là hồ quang bị dập tắt ngay hoặc chuyển sag bộ phận bên cạnh, dòng điện chỉ tồn tại ttrong khoảng vài tuần của dây, với thời gian ngắn như vậy rất ít làm cho tim ngừng đập hay hô hấp bị tê liệt. Mặt khác ở chỗ bị đốt đã sinh ra một lớp hữu cơ cách điện của thân người, chính lớp hữu cơ nay ngăn cách dòng điện đi qua người một cách hiệu quả.

Tuy nhiên nên kết luận rằng điện áp cao không nguy hiểm, vì dòng điện lớn này đi qua người dù thời gian ngắn nhưng có thể đốt cháy nghiêm trọng hay làm chết người.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)