Nguyên nhân chính làm chết người bị điện giật là do hiện tượng kích thích chứ không phải do bị chấn thương.
Mỗi một người làm nghề điện đều phải biết cách cấp cứu người bị điện giật. Khi có người bị điện giật phải nhanh chóng tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Kỹ thuật cắt nguồn điện lúc có người bị điện giật đã được nêu trong quy trình an toàn, dưới đây chỉ nêu những nguyên tắc cơ bản về cứu người bị điện giật.
Người bị điện giật sau khi được tách khỏi nguồn điện nếu chỉ bị ngất thôi thì chỉ cần mở cửa sổcho thoáng, nới lỏng quần áo và cho ngửi Amoniac.
Nếu nạn nhân ngừngthở và tim ngừng đập thì phải tìm mọi cách cho hô hấp để tim đập trở lại, ví dụ như thổi ngạt, bóp tim ngoài lồng ngực kiên nhẫn, liên tục trong thời gian 3 đến 4 giờ.
Nhiều cuộc thí nghiệm và thực tế chứng minh rằng. Từ lúc bị điện giật đến một
phút sau mà được cứu chữa ngay thì 90% trường hợp cứu sống được, để 6 phút sau
mới cứu chỉ có hể sống 10% nếu để từ 10 phút trở đi mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được.
Hiện nay trong các công tác sơ cứu thường dùng 3 phương pháp hô hấp nhân tạo sau đây:
- Phương pháp nằm sấp.
- Phương pháp nằm ngửa.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt.
Trước khi làm hô hấp phải chuẩn bị các việc sau đây:
- Nhanh chóng cởi áo, nới lỏng thắt lưng để khỏi cản trở hô hấp.
- Dùng vật cứng cậy miệng nạn nhân lấy các vật trong miệng ra, kéo lưỡi (thường bị thụt vào bên trong).
4.1. Phương pháp nằm sấp.
Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu; Đặt đầu nghiêng và tay còn lại để duỗi thẳng.
Người cứu chữa quỳ trên lưng và hai tay cứ bóp theo hơi thở của mình, ấn vào hoành cách mô theo hướng tim. Khi tim đập được thì hô hấp cũng dần dần hồi phục.
Ưu điểm của phương pháp này là khi đặt nạn nhân nằm trên các chất dịch vị và nước miếng không theo đường khí quản vào cảntrở hô hấp.
Khuyết điểm của phương pháp này là lượng không khí vào phổi ít.
4.2. Phương pháp nằm ngửa
Nếu người cấp cứu có thêm người giúp việc thì đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới
lưng kê thêm quần áo để cho đầu và người ra sau và lồng ngực được rộng rãi thoải mái.Người cấp cứu chính quỳ ở đầu cầm hai tay nạn nhân kéo lên thả xuống theo nhịp thở của mình, người giúp việc thì kéo lưỡi.
Phương pháp này có nhược điểm là nạn nhân nằm ngữa nên bị dịch vị chạy vào cuống họng là cản trở hô hấp.
Khi làm hô hấp phải chú ý theo dõi chuyển biến của nạn nhân, nếu thấy có hiện tượng tốt (mí mắt rung rung, môi rung) thì lập tức nghỉ hô hấp nhân tạo vài giây để cho nạn nhân tự hô hấp. Lúc nạn nhân đã tự thở được phải bọc cho nạn nhân thật ấm và không cho cử động vì tim lúc ấy vẫn còn yếu có thể nạn nhân bị ngất trở lại.
4.3. Phương pháp thổi ngạt
Hai phương pháp đã trình bày ở trên hiệu quả kém vì chỉ đem lượng không khí vào phổi rất ít. Ngoài ra, nếu nạn nhân có thêm tổn thương khác như gẫy xương sườn, gẫy cột sống…thì rất khó khăn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị thương ở hàm, mặt các phương pháp trên vẫn có tác dụng.
Hiện nay phương pháp hô hấp nhân tạo được thay bằng phương pháp thổi ngạt. Theo phương pháp này lượng không khí vào phổi nhiều hơn 6 15 lần so với hai phương pháp trên.
Cách thực hiện
a) Trước một nạn nhân ngừng thở hay thoi thóp việc đầu tiên là phải thổi ngạt ngay. Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh sát ngang vai, nhìn vào
mắt nạn nhân. Một tay nâng gáy một tay nâng cằm ngửa hẳn đầu nạn nhân ra phía trước để cho cuống lưỡi không vít kín đường hô hấp.
Nếu nạn nhân chưa thở được, người cấp cứu vẫn để nạn nhân ở tư thế trên, một tay mở miệng, một tay luồn ngón tay quấn vải sạch kiểm tra trong họng. Đặt một miếng vải mỏng che kín miệng nạn nhân, người cấp cứu hít thật mạnh, một tay vẫn mở miệng nạn nhân, người cấp cứu một tay bóp hai bên bịt kín mũi nạn nhân, áp miệng vào miệng nạn nhân rồi thổi mạnh (với trẻ em thổi nhẹ hơn). Ngực nạn nhân phồng lên, người cấp cứu ngẩng đầu lên hít hơi thứ hai, khi đó nạn nhân sẽ tự thở ra do sức đàn hồi của lồng ngực. Tiếp tục làm như thế với nhịp độ 10 lần/1 phút, liên tục cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu đã chết hẳn, biểu hiện bằng đồng tử trong mắt giãn to (thường là 1 đến 2 giờ).
b) Thổi ngạt kết hợpvới ấn tim ngoài lồng ngực
Nếu nạn nhân mê man không nhúc nhích, tím tái, ngừng thở, không nghe tim đập phải lập tức ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với thổi ngạt.
Một người tiến hành thổi ngạt như trên, người thứ hai làm việc ấn tim:
Hai bàn tay chồng lên nhau, đè 1/3 dưới xương ức, ấn mạnh bằng cả hai cơ thể, tì xuống vùng xương ức (không tì sang phía xương sườn để phòng nạn nhân có thể bị gẫy xương. . Sau khi mỗi lần ấn xuống lại nới nhẹ hai tay để lồng ngực trở lại như cũ. Nhịp độ phối hợp giữa hai người như sau: Cứ 5 6 lần ấn tim lại thổi ngạt một lần, tức là 50 60 lần ấn trong một phút.
Thổi ngạt kết hợp với ấn tim phương pháp hiệu quả nhất nhưng cần chú ý là khi nạn nhân bị tổn thương cột sống không nên làm động tác ấn tim.