7. Một số biển báo nguy hiểm
7.1. Biển báo nguy hiểm về điện áp
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến khu vực có điện, cấm thao tác những thiết bị gây tai nạn và để nhắc nhở.
Các loại bảng báo hiệu sau, được viết bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (ví dụ: tiếng Anh) nếu cần:
Bảng báo trước: “Điện cao thế - nguy hiểm”; “Đứng lại – điện cao thế” ; “Không trèo –nguy hiểm chết người” ; “ Không sờ vào –nguy hiểm chết người”.
Bảng cấm: “ Không đóng điện – có người đang làm việc ”; “ Không đóng
điện –đang làm việc trên đường dây”. Bảng cho phép: “Làm việc tại chỗ này”;
Bảng nhắc nhở: “ Nối đất ”.
CÂU HỎIÔN TẬP
Câu 1: Giá trị điện trở con người lúc bình thường là bao nhiêu?
A. 800 –10.000 Ω; B. 10.000 –100.000 Ω; C. 600 - 800 Ω; D. 60 - 1000 Ω.
Câu 2: Khoảng cách an toàn cho phép khi làm việc không có rào chắn đối với cấp điện áp 22kV là:
A. 0,7m; B. 0,6m; C. 1m; D. 0,35m.
Câu 3: Các biện pháp cần áp dụng ngay sau khi tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện:
A. Cho ngửi amoniac, nước tiểu mới, ma sát toàn thân; B. Để nạn nhân nằm im, chờ xe đưa đi bệnh viện ngay;
C. Đưa ra chỗ thoáng mát (khi trời nóng) hoặc chỗ ấm (khi trời lạnh); D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 4: Điện áp bước xuất hiện khi nào?
A. Dây dẫn điện bị đứt và rơi xuống đất; B. Vỏ động cơ bị chạm pha;
C. Tường bị nhiễm điện; D. Dây dẫn bị hư cách điện.
Câu 5: Làm việc trên cao bắt buộc phải đeo dây an toàn với chiều cao tối thiểu là bao nhiêu?
A. 2m; B. 3m; C. 4m; D. 5m.
Câu 6: Câu nào sau đây là sai đối với biện pháp bảo vệ người chống tiếp xúc trực tiếp: A. Đặt khỏi tầm với;
B. Bao bọc, rào chắn;
C.Tiếp đất vỏ thiết bị trong mọitrường hợp; D. Cách điện các bộ phận mang điện. Câu 7: Cầu chì được sử dụng chủ yếu để:
A. Bảo vệ ngắn mạch; B. Bảo vệ chống rò;
C. Tất cả các câu trên; D. Bảo vệ quá tải.
Câu 8: Giá trị điện trở tính toán của người là:
A. Tùy thuộc cơ địa từng người; B. 1000 Ω;
C. 100 Ω; D. 1500 Ω.
Câu 9: Nối đất vỏ thiết bị là nối đất an toàn vì: A. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm vỏ; B. Làm tăng điện trở cách điện của thiết bị;
C. Làm giảm nhỏnhât dòng điện qua người khi người chạm vảo thiêt bị chạm vỏ; D. Làm giảm nhỏ nhất dòng điện chạm đất.
Câu 10: Khoảng cách nhỏ nhất theo quy định cấm người đến gần thiết bị điện trong nhà khi xảy ra chạm đất:
A. 8m - 10m; B. 2m - 4m; C. 4m - 5m; D. 6m - 8m. Câu 11: Khi người chạm vào thiết bị rò điện, người chịu:
A. Điện áp làm việc; B. Điện áp bước;
C. Điện áp mạng điện; D. Điện áp tiếp xúc.
Câu 12: Khi có hiện tượng chạm đất, người gặp nguy hiểm khi: A. Khoảng cách so điểm chạm đất ngoài 20m;
B. Đứng rất gần điểm chạm đất; C. Đứng trên vòng tròn đẳng thế;
D. Đứng cách điểm chạm đất và khoảng cách giữa hai chân rất nhỏ. Câu 13: Điện cao áp được quy ước:
A. Đến 1000V; B. Trên 1000V;
C. Từ 500V trở lên; D. Từ 1000V trở lên.
Câu 14: Trong tính toán thường lấy trị số dòng điện an toàn đối với dòng điện xoay chiều là:
A. 30mA; B. 10mA; C. 20mA; D. Tất cả đều sai.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thời gian dòng điện qua người càng lâu thì điện trở người càng giảm; B. Điện trở người càng lớn thì mức độ nguy hiểm càng tăng;
C. Tần số dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm;
D. Dòng điện qua người theo đường từ chân sang chân là nguy hiểm nhất. Câu 16: Cấm làm việc trên cao khi có gió tới:
A. cấp 6; B. cấp 7. C. cấp 4; D. cấp 5;
Câu 17: Khi sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt, cần hà hơi: A. 5 lần trong 3s. B. 10 lần trong 5s;
C. 3 lần trong 5s; D. 5 lần trong 10s;
Câu 18: Để thoát ra khỏi vùng điện áp bước phải dùng phương pháp nào:
A. Chạy nhanh. B. Đi nhẹ nhàng ;
C. Nhảy lò cò; D. Đi nhanh;
Câu 19: Khi kiểm tra thiết bị còn điện áp hay không, việc làm nào sau đây đúng: A. Chỉ cần căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ...
B. Cho phép dùng sào thao tác gõ nhẹ vào đường dây; C. Không cần kiểm tra bút thử điện trước ở nơi có điện;
D. Nếu tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ... báo có điện thì coi như thiết bị vẫn có điện. Câu 20: Khoảng cách an toàn cho phép khi làm việc không có rào chắn đối với cấp điện áp 35kV là:
A. 1m; B. 0,6m; C. 1,5m. D. 0,7m;
Câu 21: Điện trở của cơ thể người ảnh hưởng như thế nào đôì với mức độ nguy hiểm của dòng điện qua người?
A. Điện trở người nhỏ, mức độ nguy hiểmtăng; B. Điện trở người lớn, mức độ nguy hiểm tăng; C. Không xác định được.
Câu 22: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dòng điện chạy qua tim là nhiều nhất?
A. Tay- tay; B. Tay trái- chân;
C. Tayphải -chân; D. Chân - chân. Câu 23: Giá trị yêu cầu của điện trở nối đất an toàn là:
A. 6 Ω; B. 5Ω; C. > 4 Ω; D. <= 4 Ω. Câu 24: Chất độc xâm nhập vào cơ thể theo đường nào là nguy hiểm nhất?
A. Tiêu hóa; B. Hô hấp; C. Qua da; D. Yếu tố khác. Câu 25: Khi thấy người bị điện giật, việc đầu tiên là:
A. Gọi nhân viên điện lực và y tế;
B. Cắt điện hay cô lập người ra khỏi nguồn điệnmột cách an toàn nhất. C. Thực hiện hô hấp nhân tạo.
D. Tìm người trợ giúp hay gọi điện cho người có trách nhiệm về an toàn;
Câu 26: Trong tính toán thường lấy trị số dòng điện an toàn đối với dòng điện một chiều là:
A. 20mA; B. 30mA; C. 40mA; D. 50mA.
Câu 27: Nghiêm cấm làm việc trên cao đối với những trường hợp nào sau đây: A. Những người uống rượu, bia;
B. Những người bị ốm, đau;
C. Những người không đạt tiêu chuẩn sức khỏe làm việc trên cao; D. Cả a, b và c.
Câu 28:Trị số dòng điện xoay chiều từ 0.6 - 1.5 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Không có cảm giác.
B. Bắt đầu thấy ngón tay tê. C. Ngón tay tê rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 29:Trị số dòng điện xoay chiều từ 2 - 3 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Không có cảm giác.
B. Bắt đầu thấy ngón tay tê. C. Ngón tay tê rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 30:Trị số dòng điện xoay chiều từ 3 - 7 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Không có cảm giác.
B. Bắt đầu thấy ngón tay tê. C. Ngón tay tê rất mạnh. D. Bắp thịt co lại và rung.
Câu 31:Trị số dòng điện xoay chiều từ 8 - 10 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê. B. Ngón tay tê rất mạnh. C. Bắp thịt co lại và rung.
D. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy thấy đau.
Câu 32:Trị số dòng điện xoay chiều từ 20 - 25 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê. B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Tay không rời được vât mang điện, đau tăng lên, khó thở.
D. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy thấy đau.
Câu 33:Trị số dòng điện xoay chiều từ 50 - 80 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Ngón tay tê rất mạnh.
B. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim đập mạnh.
C. Tay không rời được vât mang điện, đau tăng lên, khó thở.
D. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy thấy đau.
Câu 34:Trị số dòng điện xoay chiều từ 90 - 100mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim đập mạnh.
B. Tay không rời được vât mang điện, đau tăng lên, khó thở.
C. Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được, ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy thấy đau.
D. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc dài hơn tim bị tê liệt đến ngừng đập.
Câu 35:Trị số dòng điện một chiều từ 3 - 7 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê. B. Ngón tay tê rất mạnh. C. Bắp thịt co lại và rung.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 36:Trị số dòng điện một chiều từ 8 - 10 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Bắt đầu thấy ngón tay tê. B. Ngón tay tê rất mạnh. C. Nóng tăng lên rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 37:Trị số dòng điện một chiều từ 20 - 25 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Nóng tăng lên, thịt co quắp lại. B. Ngón tay tê rất mạnh.
C. Nóng tăng lên rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 38:Trị số dòng điện một chiều từ 50 - 80 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Nóng tăng lên, thịt co quắp lại.
B. Cảm giác nóng mạnh. Các bắp thịt co quắp, khó thở. C. Nóng tăng lên rất mạnh.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 39:Trị số dòng điện một chiều từ 90 - 100 mA thì tác dụng của dòng điện gây ra đối với cơ thể người là:
A. Nóng tăng lên, thịt co quắp lại.
C. Cơ quan hô hấp bị tê liệt.
D. Đau như kim châm cảm thấy nóng.
Câu 40. Đối với các phòng, các nơi không nguy hiểm mạng điện dùng để thắp sáng, dùng cho các dụng cụ cầm tay,... được sử dụng điện áp không quá:
A. 110V. B. 220V. C. 380V. D. 0,4KV.
Câu 41: Đối với các nơi nguy hiểm nhiều và đặc biệt nguy hiểm đèn thắp sáng tại chỗ cho phép sử dụng điện áp không quá:
A. 12V. B. 24V. C. 36V. D. 48V.
Câu42: Dòng điện xoay chiều tần số bao nhiêu là nguy hiểm nhất?
A. 30- 40Hz. B. 40-50Hz. C. 50-60Hz. D. 60-70Hz. Câu 43: Tần số dòng điện bao nhiêu là không giật?
A. 300.000Hz. B. 400.000Hz. C. 500.000Hz. D.>500.000Hz. Câu 44. Nguyên nhân chính dẫn đến bị điện giật là do:
A. Tiếp xúc với phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng điện từ hay tĩnh điện.
B. Tiếp xúc trực tiếp vào nguồn lưới điện.
C. Tiếp xúc với các phần tử, trang thiết bị điện bị chạm vỏ (cách điện bị hỏng). D. Không giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với phần tử dẫn điện có điện áp. Câu 45. Yếu tố ảnh hưởng nguy hiểm nhất đến tính mạng con người khi bị điện giật: A. Tần số dòng điện.
B. Giá trị điện áp tiếp xúc. C. Điện trở cơ thể người.
D. Cường độ dòng điện qua người.
Câu 46: Khoảng cách nhỏ nhất theo quy định cấm người đến gần thiết bị điện ngoài trời khi xảy ra chạm đất:
A. 8m - 10m; B. 2m - 4m; C. 4m - 5m; D. 6m - 8m. Câu 47: Giá trị dòng điện lớn nhất không nguy hiểm đến người là:
A. AC: 15mA và DC: 45mA. B. AC: 15mA và DC: 45mA. C. AC: l0mA và DC: 50mA. D. AC. 20mA và DC: 50Ma.
Câu 48: Để xuất hiện và phát triển quá trình cháy cần có:
A. Chất cháy; B. Chất Oxy hóa; C. Mồi bắt cháy; D. Cả
a,b và c.
Câu 49: Thao tác đóng điện như thế nào là đúng quy trình kỹ thuật?
A. Từ trên xuống dưới; B. Từ dưới lên trên;
C. Từ trái qua phải; D. Từ Phải qua trái.
Câu 50: Dây nối đất PE theo quy định có màu:
A. Vàng. B. Xanh lá. C. Vàng- Xanh lá. D. Vàng-Xanh. Câu 51: Tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện hạ áp, người cứu phảithực hiện: A. Có thể dùng kìm cách điện; búa, rìu cán gỗ... để chặt đứt dây điện.
B. Có thể dùng gậy khô (tre, gỗ...) để gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân ra. C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a, b và c đều sai.
Câu 52: Khi kiểm tra thiết bị còn điện áp hay không, cần: A. Chỉ thử cả 3 pha đầu ra.
B. Phải thử cả 3 pha đầu vào, đầu ra và dùng bút thử điện có cấp điện áp phù hợp. C. Chỉ cần căn cứ vào tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ.
Câu 53. Hiện tượng đốt cháy điện là do : A. Điện áp rất lớn chạm vào cơ thể con người. B. Nhiệt lượng rất cao gây ra đốt cháy cơ thể người. C. Cơ thể người phát sinh hồ quang điện.
D. Dòng điện rất lớn chạy qua cơ thể con người. Câu 54. Đa số các trường hợp gây tai nạn điện là do : A. Hỏa hoạn.
B. Đốt cháy điện. C. Điện giật. D. Cháy nổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Xuân Phú, Trần Thành Tâm –Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện – NXB Khoa học và kỹ thuật – 1998;
[2] Nguyễn Đình Thắng – Giáo trình An toàn điện: Sách dùng cho các trường đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp – NXB Giáo dục – 2002;