3.1.1. Mục tiêu chung.
Căn cứ vào phân tích thực trạng phát triển kinh doanh và tình hình nhân lực của khách sạn Hà Nội Royal View đã trình bày ở chương 2 và những dự báo phát triển ngành kinh doanh khách sạn ở Việt Nam trong những năm sắp tới, luận văn đưa ra mục tiêu chung như sau:
- Khách sạn Hà Nội Royal View cần triệt để khai thác tiềm năng và thế mạnh mọi nguồn lực trong và ngoài khách sạn.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ lao đông và hiệu quả sử dụng lao động. - Đầu tư mở rộng kinh doanh.
- Hạ thấp chi phí.
- Tăng lương cho nhân viên.
3.1.2. Kế hoạch phát triển của khách sạn Hà Nội Royal View giai đoạn 2017-2020. 2017-2020.
Căn cứ vào mục tiêu chung và tình hình thực tế trong hoạt động kinh doanh của khách sạn, trong giai đoạn 2017-2020 các kế hoạch phát triển của khách sạn Hà Nội Royal View cụ thể như sau:
3.1.2.1. Kế hoạch tổng lượt khách giai đoạn 2017-2020.
Căn cứ vào số liệu ở Bảng 7, hiệu suất sử dụng buồng phòng tăng giảm không đề trong giai đoạn 2014-2016, luận văn xác định nhịp độ tăng hàng năm hệ suất sử dụng buồng phòng của khách sạn Hà Nội Royal View như sau:
Nhịp độ tăng hiệu suất sử dụng buồng phòng giai đoạn 2017-2020 là: Năm 2017: 0,40 + 0,4 = 0,8%
Năm 2020: 0,40 + (0,4 × 4) = 2%
Như vậy luận văn xác định kế hoạch tổng lượt khách giai đoạn 2017- 2020 như sau
Năm 2017: = 3840 (Lượt khách) Năm 2020: = 9600 (Lượt khách)
3.1.2.2. Kế hoạch tổng doanh thu giai đoạn 2017-2020.
Nhịp độ tăng bình quân hằng năm tổng doanh thu được tính bằng công thức:
Pm=100– 100
M0,M1 – Tổng doanh thu năm gốc và năm báo cáo n – Số năm
Nhịp độ tăng bình quân hằng năm tổng doanh thu giai đoạn 2014-2016 là:
Pm = 100- 100 = 1,37 %
Căn cứ vào kế hoạch tổng lượt khách đã tạm tính ở trên, luận văn kiến nghị nhịp độ tăng bình quân hằng năm tổng doanh thu giai đoạn 2017- 2020 có tính đến lạm phát là 13%.
Tổng doanh thu kế hoạch được tính theo công thức: Mk = M1 x (Pm kế hoạch)n
Tổng doanh thu kế hoạch năm 2017: Mk2017 = 5149 x 113% = 5818 (triệu đồng) Mk2020 = 5149 x (113%)4 = 8395(triệu đồng)
3.1.2.3. Kế hoạch lợi nhuận giai đoạn 2017-2020.
Do tỷ suất lợi nhuận đều giảm dần trong giai đoạn 2014-2016 nên tỷ suất lợi nhuận kế hoạch L’jk được tính theo công thức:
Căn cứ vào kế hoạch mục tiêu doanh thu đã tính ở trên và tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2014-2016 là 11,87%, luận văn kiến nghị tỷ suất lợi nhuận năm 2017 là 18%
Tổng lợi nhuận kế hoạch giai đoạn 2017-2020 như sau: Fk2017 = 5818 x 18% = 1047 (triệu đồng).
Fk2020 = 8395 x 18% = 1511 (triệu đồng)
- Từ kết quả đã tính ở trên, lập bảng kế hoạch kinh doanh của khách sạn Hà Nội Royal View như sau:
Bảng 8: Kế hoạch phát triển kinh doanh của khách sạn Hà Nội Royal View giai đoạn 2017-2020.
Chỉ tiêu Đơn vịtính Thực hiện năm 2016 Kế hoạch Nhịp độ tăng bình quân hàng năm (%) Năm 2017 Năm 2020 1. Tổng lượt khách Lượt 2908 3840 9600 35,7 2. Tổng doanh thu Triệu đồng 5149 5818 8395 13 3. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 666,1 1047 1511 13 4. Tỷ suất % 12,9 18 18 _
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại khách sạn Hà Nội RoyalView. View.
3.2.1. Hoàn thiện quy chế quản lí đội ngũ lao động.
Nguồn nhân lực là yếu tố đặc điệt quan trọng và đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của khách sạn. Số lượng nhân viên ở khách sạn cần phù hợp với khối lượng công việc, quy mô khách sạn và đặc điểm riêng của từng khách sạn.
Như chương 1 đã đề cập, đặc điểm lao động trong khách sạn bao gồm: Tính chuyên môn hóa cao, lao động động thủ công là chủ yếu và trực tiếp phục vụ khách, lao động trong khách sạn là lao động dịch vụ, thời gian lao động phụ
thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, cường độ lao động lớn, cơ cấu đội ngũ lao động phong phú về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp trình độ,…
Để hoàn thiện quy chế quản lí đội ngũ lao động, vai trò cả người quản lí là đặc biệt quan trọng. Từ những đặc điểm trên và kết quả phân tích tình hình thực tế, luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý lao động như sau:
- Nhà quản trị cần đưa ra kế hoạch, mục tiêu làm việc cụ thể đối với từng bộ phận và giám sát đánh giá kết quả đó hàng tuần, hàng tháng, hàng quý.
- Cần phải triệt để cắt bỏ ngay những nhân viên không đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và tiến hành tuyển dụng bổ sung hợp lí.
- Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh mà bố trí tuyển dụng nhân viên làm mùa vụ để không phải lãng phí lao động khi mùa cao điểm kết thúc.
3.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động.
Những khách sạn có quy mô nhỏ thường ít chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động. Thường là chỉ tuyển dụng một lần và sử dụng một thời gian dài, ít khi tổ chức tuyển lại. Việc đào tạo, bồi dưỡng lao động tại khách sạn hà Nội Royal View cần xác định là nhằm mục đích chủ yếu để rèn luyện kĩ năng giải quyết công việc, xử lí tình huống. Các giải pháp mà luận văn đề xuất:
- Do khách sạn có quy mô nhỏ, không tổ chức đào tạo được ngay tại cơ sở, nên phương pháp hiện tại là liên kết với các trường đào tạo, tiếp nhận sinh viên các trường đào tạo, vừa đào tạo vừa làm, đào tạo kèm cặp và tổ chức thi tay nghề, kĩ năng. Để kết quả đào tạo có hiệu quả cần lên nội dung kế hoạch đào tạo cụ thể. Xác định số lượng nhân viên cần đào tạo, chuyên ngành cần đào tạo, hình thức và phương thức đào tạo, kinh phí đào tạo.
- Ưu tiên người có nhiều kĩ năng và có thể kiêm đảm nhận nhiều công việc để không phải tuyển nhiều người một lúc, lãng phí lao động. Ví dụ, nhân viên lễ tân kiêm thu ngân và tư vấn chăm sóc khách hàng thay vì tuyển mỗi vị trí một người.
3.2.3. Hoàn thiện chính sách tiền lương và đãi ngộ lao động.
Người lao động sẽ gắn bó với khách sạn, nỗ lực vì công việc nếu như họ có một chế độ đãi ngộ và chính sách tiền lương phù hợp, đảm bảo công bằng cho nhân viên:
- Có chế độ ưu tiên cho bộ phận buồng do phải tiếp xúc nhiều với hóa chất trong khâu vệ sinh.
- Áp dụng hình thức trả lương khoán doanh thu cho nhân viên bếp, phục vụ buồng, lễ tân.
- Áp dụng chế độ thưởng hoàn thành kế hoạch quý, năm, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách, thưởng sáng kiến kĩ thuật, thưởng tiết kiệm chi phí.
3.2.4. Tích cực áp dụng những khuyến khích về mặt tinh thần.
- Môi trường làm việc là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động của đội ngũ nhân viên. Cần phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái và thân thiết giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên và cán bộ quản lí. Tâm lý nhân viên thoải mái thì mới có thể làm việc tốt. Hơn nữa, khi được quan tâm, nhân viên ý thức được vai trò và tầm quan trọng của mình đối với khách sạn, từ đó mới mà nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn và gắn bó với khách sạn lâu dài.
- Những khuyến khích không bằng tiền mặt rất có tác dụng trong việc nâng cao tình thần làm việc của nhân viên: tán tụng, khen ngợi, hưởng ứng trước đông người, cho phép nhân viên cùng gặp khách hàng quan trọng, cùng ăn trưa với nhân viên… để họ có cảm giác thoải mái và thấy được vai trò và tầm quan trọng của mình đối với khách sạn, như vậy họ sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn.
- Vào những tháng thấp điểm trong năm, có thể cho “thuê lại” lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vừa tiết kiệm được chi phí, lại có thể tận dụng được kết quả đào tạo nhân viên ở cơ sở mới.
Trên đây luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động tạo khách sạn Hà Nội Royal View, hi vọng có thể giúp ích cho kế hoạch hoạt động kinh doanh của khách sạn trong giai đoạn 2017-2020.
KẾT LUẬN
Trong những năm sắp tới, theo dự báo ngành du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là thị trường kinh doanh khách sạn sẽ càng trở nên sôi động. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh là một việc làm tất yếu.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, yếu tố con người là không thể thay thế được. Đội ngũ lao động là nguồn lực chủ chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của khách sạn, cần phải được chú trọng nâng cấp. Khi trên thị trường kinh doanh khách sạn ngày một sôi động và sự cạnh tranh ngày càng ra gay gắt. Khách sạn Hà Nội Roal View cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có thể giữ vững vị trí trên thị trường.
Thông qua đề tài “Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ lao động tại khách sạn Hà Nội Royal View” em có cơ hội được cọ xát
với môi trường làm việc trong khách sạn, hơn nữa việc thu thập, phân tích và xử lí các tài liệu trong quá trình viết luận văn giúp em một lần nữa củng cố lí thuyết và có thêm kinh nghiệm thực tế. Đề tài luận văn này có thể gọi là công trình nghiên cứu đầu tay của em. Là một sinh viên không có nhiều kinh nghiệm thực tế, dựa phần nhiều vào lí thuyết để nhìn nhận vấn đề, khó có thể tránh được những thiếu xót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để em có thể khắc phục trong những công trình nghiên cứu sau.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Du Lịch - Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, các anh chị cán bộ và nhân viên tại khách sạn Hà Nội Royal View đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Bá Lâm. Giáo trình kinh doanh du lịch – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
2. TS Nguyễn Bá Lâm. Giáo trình quản lý kinh doanh khách sạn – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3. TS Nguyễn Bá Lâm. Giáo trình cung ứng nguyên liệu hàng hóa trong kinh doanh khách sạn nhà hàng.
4. TS Nguyễn Bá Lâm và TS Trịnh Xuân Dũng. Giáo trình tổng quan du lịch – Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.
5. TS Trịnh Xuân Dũng, CN Nguyễn Hữu Chiến, Ths Nguyễn Thế Nghĩa. Giao trình nghiệp vụ phục vụ trong khách sạn nhà hàng –Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
6. Luật du lịch 2005.
7. “Thị trường khách sạn và resort Việt Nam sẽ tăng trưởng nhảy vọt?” của tác giả Xuân Thân\Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam VOV.VN, số ra ngày 23/9/2016.