Đặc điểm văn hĩa, xã hội tỉnh TTH

Một phần của tài liệu file_goc_777999 (Trang 32 - 36)

Từ năm 179 trước Cơng nguyên đến cuối thế kỷ thứ II sau Cơng nguyên, Huế là vùng đất thuộc quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau đĩ, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất Thừa Thiên Huế thuộc địa đầu phương bắc của Vương quốc Chămpa. Năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng vùng đất châu Ơ và châu Lý (gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần của bắc Quảng Nam ngày nay) làm sính lễ để cưới cơng chúa Huyền Trân. Năm sau, vua Trần đổi tên hai châu này thành châu Thuận, châu Hĩa, và đặt chức quan cai trị. Về sau, hai châu được gộp lại, lấy tên là Thuận Hĩa. Vào nửa cuối thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tơng, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.

Với lời sấm truyền "Hồnh Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hồnh Sơn, cĩ thể yên thân muơn đời), năm 1558 Nguyễn Hồng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hĩa mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở “Ðàng Trong” đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hĩa - Phú Xuân.

Năm 1636 phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế), tới năm 1687 dời về Phú Xuân - Thành nội Huế ngày nay. Vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hĩa của xứ “Đàng Trong” và từ năm 1788 đến 1801, Phú Xuân trở thành kinh đơ của triều đại Tây Sơn thống nhất.

Từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đơ của nước Việt Nam dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn. Cũng trong thời gian này, nơi đây đã hình thành các cơng trình kiến trúc lịch sử văn hĩa cĩ giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế và Đại Nội (253 cơng trình) cùng các lăng tẩm của 7 đời vua Nguyễn và

nhiều di tích quan trọng khác như Đàn Nam Giao, Hổ Quyền, Điện Hịn Chén

Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã chấm dứt triều đại nhà Nguyễn nhưng khơng lâu sau đĩ thì Thành phố lại nằm trong vùng Mỹ - Ngụy quản lý. Nhiều cơng trình văn hĩa trong thời kỳ này khơng được tơn tạo mà cịn bị xâm phạm do xây dựng các cơng trình quân sự. Đến năm 1975 đất nước hồn tồn thống nhất, thành phố Huế từng bước được khơi phục phát triển kinh tế - xã hội và văn hĩa.

Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, cĩ truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hố Huế. Đại học Huế gồm 7 trường Đại học thành viên (Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y khoa, Đại học Nơng lâm, Đại học Nghệ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ), cùng với Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cĩ chất lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

2.1.3 Tài nguyên du lịch

Hệ thống đầm phá: Đây là nguồn tài nguyên du lịch cĩ giá trị cĩ khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái cũng như văn hố, hệ thống đầm phá của Thừa Thiên Huế gồm:

- Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sơng Ơ Lâu đến cầu Thuận An, thơng với biển Đơng qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6 m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2.

- Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 - 5,5 km, chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2.

- Đầm Cầu Hai: kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sơng Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sơng Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai thơng với biển Đơng qua cửa Tư Hiền.

- Đầm An Cư: là thuỷ vực biệt lập, kéo dài theo hướng Bắc - Nam, chiều dài tư 5 - 6 km, chiều rộng từ 2 - 4 km, diện tích mặt nước 15 km2, chiều sau phổ biến từ 1 - 3 m. Đầm An Cư thơng với biển Đơng qua cửa Lăng Cơ.

Hệ sinh thái:

Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới giĩ mùa chịu ảnh hưởng của biển Đơng, cĩ kiểu khí hậu chuyển tiếp bắc - nam Việt Nam, do đĩ hệ sinh thái của Thừa Thiên Huế rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều luồng sinh vât thuộc khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam.

Bên cạnh đĩ, với chiều dài bờ biển trên 120km, Thừa Thiên Huế cĩ nguồn hải sản phong phú đảm bảo cung cấp đặc sản cho du khách và tạo điều kiện tổ chức các loại hình du lịch như câu cá, tơm, mực, lăn biển…

Sự đa dạng của hệ sinh thái Thừa Thiên Huế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với mơi trường thiên nhiên như du lịch sinh thái, du lịch giáo dục mơi trường…

Tài nguyên du lịch tự nhiên nỗi bật

Các tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của Thừa Thiên Huế bao gồm:

- Tài nguyên du lịch biển với các bãi biển Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cơ; bãi Cả; bãi Chuối (Lăng Cơ), Đơng Dương, Hàm Rồng (huyện Phú Lộc), Quảng Ngạn (Quảng Điền), Phong Hải - Điền Lộc (Phong Điền), Vinh Thanh - Tư Hiền, Ngũ Điền, đảo Sơn Chà….

- Các điểm thắng cảnh với đèo Hải Vân; núi Ngự Bình; Đồi Vọng Cảnh; đồi Thiên An và hồ Thuỷ Tiên; núi Ngọc Trản; núi Thiên Thai…

- Các nguồn nước khống như nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình; nguồn A Rồng; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ.

- Các điểm du lịch sinh thái như Vườn Quốc gia Bạch Mã; thác Phướn; thác Mơ; thác Trượt; thác Kazan, Khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc Biên (Quảng Điền), các điểm du lịch sinh thái khu vực Nam Đơng…

- Các điểm du lịch sơng nước, đầm phá, sinh thái hồ như Sơng Hương; Phá Tam Giang; Hồ Truồi; đầm Lập An; cồn Dã Viên; cồn Hến…

ƒ Hệ thống di tích lịch sử quan trọng cĩ giá trị phục vụ du lịch.

Nổi bật nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Thừa Thiên Huế là quần thể di tích cố đơ Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các cơng trình kiến trúc tơn giáo, kiến trúc dân dụng… thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo thành sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Cố đơ Huế đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố thế giới.

Ngồi quần thể di tích Huế, cịn cĩ 34 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Trong số đĩ nhiều di tích được coi là cĩ giá trị đặc biệt quan trọng cần tập trung đầu tư tơn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mịn Hồ Chí Minh...

ƒ Các lễ hội.

Như bao miền quê khác trên dải đất Việt Nam, các lễ hội dân gian ở Huế thường gắn với tín ngưỡng, tơn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, các lễ hội ở Huế cịn mang những nét riêng của vùng ven biển. Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên Huế là lễ hội Cầu Ngư, giống như lễ hội cầu mùa màng bội thu của cư dân nơng nghiệp; lễ hội Điện Hịn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponaga diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày 2 tháng 3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch); các lễ hội Phật giáo cĩ lễ hội Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7)… thu hút đơng đảo nhất người dân xứ Huế và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh lễ hội dân gian một trong những nét đặc trưng của lễ hội Thừa Thiên Huế là các lễ hội cung đình như lễ tế giao, lễ đại triều, lễ đăng quang v.v... Các lễ hội này cĩ thể khơi phục, khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.

ƒ Nghệ thuật truyền thống.

Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Ta cĩ thể tìm thấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc..., vẻ bình dị sâu lắng của dân gian như các làn điệu dân ca.

Các làn điệu dân ca của Huế cĩ nét đặc trưng riêng biệt. Nĩ mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà khơng náo loạn, u buồn nhưng khơng bi lụy. Tiêu biểu là các điệu hị như hị mái đẩy, mái nhì, hị nện, hị giã gạo, giã vơi, giã điệp..., các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hồi Xuân, lý Hồi Nam, lý Tình Tang... mà mỗi khi thống nghe ta đã liên tưởng ngay tới Huế.

Với giá trị đặc sắc về văn hố, ca múa nhạc cung đình Huế đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

ƒ Nghệ thuật ẩm thực.

Nghệ thuật ẩm thực của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là thành phố Huế rất phong phú, độc đáo, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nĩ được hình thành qua một quá trình lịch sử lâu dài chủ yếu là giai đoạn Huế đĩng vai trị kinh đơ của đất nước dưới thời Nguyễn. Nghệ thuật ẩm thực của Huế vừa mang phong cách sang trọng, cung đình (với các các mĩn ăn trong cung đình) vừa mang phong cách giản dị, dân dã (với các mĩn ăn bình dân) nhưng đều cĩ màu sắc, hương vị rất hấp dẫn và thể hiện sự khéo léo của người dân Huế. Nghệ thuận ẩm thực của Huế được xem là một nguồn tài nguyên du lịch và là nội dung của hầu hết các tour du lịch đến Huế..

Một phần của tài liệu file_goc_777999 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w