Phát triển du lịch mạo hiểm gắn kết với cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Hoang-Thu-Hien-VH1802 (Trang 64 - 65)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.1.1. Phát triển du lịch mạo hiểm gắn kết với cộng đồng địa phương

Cộng đồng địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch mạo hiểm bởi những yếu tố sau đây:

Cộng đồng địa phương là những chủ nhân thực sự, những người am hiểu khu vực tổ chức du lịch mạo hiểm hơn ai hết. Là những người dân bản địa quen thuộc với hệ sinh thái tự nhiên có ở địa phương họ. Họ là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch để hỗ trợ cho du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đông địa phương. Sự hiểu biết tường tận của người dân bản địa có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt.

Cộng đồng địa phương là những người bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên một cách bền vững và hiệu quả nhất. Mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một mối quan hệ gắn bó lâu đời. Ở nhiều nơi, người dân địa phương sử dụng tài nguyên thiên nhiên như phương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình qua cách quản lý cục bộ và họ biết làm thế nào để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý để tránh tình trạng tàn phá tài nguyên đó. Sẽ không còn du lịch mạo hiểm nếu như sinh thái bị khai thác cạn kiệt. Đề cao vai trò bảo vệ tài nguyên du lịch mạo hiểm đối với cộng đồng cư dân bản địa có ý nghĩa sống còn của việc tổ chức du lịch mạo hiểm ở Đà Lạt.

Ngày nay, cộng đồng địa phương ngày càng được chú trọng, tăng cường về khâu tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Từ đó, cộng đồng địa phương đặc biệt là các hộ dân tham gia trực tiếp tham gia vào du lịch phải tự ý thức một cách nghiêm túc trong quá trình xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Để du khách có thể cảm nhận được mặt tốt và ấn tượng nhất thì cần phải bắt đầu từ chính thái độ tiếp đón, sự am hiểu về môi trường sống cả tự nhiên lẫn nhân văn của chính người dân địa phương. Văn hóa bản địa là yếu tố tạo nên tính độc đáo và sức hấp dẫn đối với du khách. Việc giữ gìn, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách rất đời thường chứ không phải là “văn hóa diễn”là nội dung cần được cộng đồng nhận thức một cách thấu đáo để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực của đời sống thường ngày để du khách hiểu đủ và hiểu đúng những gì đang diễn ra.

Để phát triển du lịch mạo hiểm gắn kết với cộng đồng địa phương điều quan trọng trước hết đó là phải quan tâm phát triển cộng đồng dân cư bản địa. Phát triển cộng đồng một cách toàn diện bao gồm cả kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó kinh tế là điều kiện hàng đầu. Khi người dân có công ăn việc làm ổn định, đời sống của cộng đồng dân cư được cải thiện thì sẽ giảm tải được áp lực tìm kế sinh nhai từ những tài nguyên của khu du lịch sinh thái. Du lịch mạo hiểm không những giúp cộng đồng địa phương nhận được lợi ích về mặt kinh tế mà còn mở mang được tầm hiểu biết về đực điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin mới từ du khách.

Nhìn chung, mục tiêu chính đó là cộng đồng địa phương tham gia quản lý và trực tiếp làm du lịch. Du lịch mạo hiểm được đề cao chỉ khi người dân địa phương tham gia vào việc phát triển và quản lý du lịch. Ở Thái Lan, một nước có thế mạnh về việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm, sự tham gia của người dân vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã được ghi vào Hiến pháp và Nhà nước khuyến khích người dân địa phương trực tiếp tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình. Điều này tạo cơ sở cho ngườu dân địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch mạo hiểm để phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Hoang-Thu-Hien-VH1802 (Trang 64 - 65)