Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoang-Thu-Hien-VH1802 (Trang 29 - 30)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

1.2.2. Du lịch mạo hiểm tại Việt Nam

Tuyến đường từ Đà Nẵng lên Kon Tum, từ Đà Lạt về Phan Rang, đèo Prenn; tuyến đường số 4 từ Cao Bằng đến Hà Giang, 2 tuyến tại Hà Giang (từ Thị xã Hà Giang lên Đồng Văn, từ Bắc Quang đến Hoàng Su Phì sang Xín Mần); tuyến vòng cung Tây Bắc từ Hòa Bình qua Sơn La Điện Biên, Lai Châu sang Sa Pa (Lào Cai) và từ thị xã Lào Cai đến Bắc Hà: có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, rất thích hợp để tổ chức du lịch mô tô, xe đạp.

Đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai), đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang); dãy Liang Biang (Đà Lạt), đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), vách núi Hòn Phụ Tử (Hà Tiên): nơi lý tưởng để tố chức hoạt động leo núi.

Thác nước đẹp, hùng vĩ, thích hợp với loại hình vượt thác đầy mạo hiểm như thác Đầu Đằng (hồ Ba Bể); Dray Sap, Dray Nu, Dam Bri (Tây Nguyên); Bản Giốc (Cao Bằng)…

Bờ biển dài; bãi biển và đảo đẹp thơ mộng như Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, Côn Đảo, các đảo trong Vịnh Hạ Long,…có thể tổ chức lặn biển, đua thuyền kayak, thuyền buồm, lướt ván, dù bay trên biển,…

Hệ thống sông, hồ như hồ Ba Bể, Hòa Bình, Thác Bà, Núi Cốc và hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Lô, sông Hương, Cửu Long…phù hợp để du lịch mạo hiểm dưới nước.

Tiểu kết chương 1

Như vậy ở chương 1, tác giả đã khái quát các cơ sở lý luận về loại hình du lịch mạo hiểm theo nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời, tác giả đã giới thiệu tình hình phát triển của loại hình du lịch này trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các vấn đề được trình bày ở chương 1 là tiền đề để tác giả tiến hành nghiên cứu chương 2 và chương 3.

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Hoang-Thu-Hien-VH1802 (Trang 29 - 30)