Hạn chế của Nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cam kết tổ chức vissan (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

4.2.3.Hạn chế của Nghiên cứu

Như đã đề cập ở trên, do những hạn chế về thời gian và kiến thức nên nghiên cứu chưa đưa ra được kết quả nghiên cứu vụ thể. Hơn nữa Nghiên cứu này chỉ tập trung trong một phạm vi hẹp là Công ty VISSAN.

Nghiên cứu chưa kiểm định các câu hỏi xây dựng cho chỉ số CSRI - Nghiên cứu chưa có sự so sánh tình trạng thực hiện CSR bằng chỉ số CSRI của các Công ty cùng ngành thực phẩm.

KẾT LUẬN

Qua đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp (CSR), sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cam kết của tổ chức tại Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN)”, có thể thấy rằng việc nhận thức CSR không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc và cam kết của doanh nghiệp. Thực hiện CSR không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của đoanh nghiệp, nó mang lại rất nhiều lợi ích như thâm nhập thị trường mới, thương hiệu nổi tiếng, có một đội ngũ người lao động lành nghề và trung thành cống hiến cho công ty. Lợi ích từ việc thực hiện CSR đã được thừa nhận rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chiến lược CSR còn tương đối mới ở Việt Nam nên việc ứng dụng và thực hiện CSR trong doanh nghiệp cho đến nay vẫn còn hạn chế. Thực hiện CSR chính là việc doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng làm việc, có mối quan hệ tốt với người lao động, tuân thủ trách nhiệm bảo vệ môi trường, an toàn lao động và đóng góp cho cộng đồng.

Với mong muốn Công ty đã thực hiện CSR ở một tiêu chuẩn không chỉ bó hẹp ở đó, mà có thể thực hiện một cách toàn diện ở các tiêu chuẩn khác. Nếu thực hiện

đúng, Công ty sẽ thu được các lợi ích như nâng cao hiệu quả quản lý, tăng sự trung thành và nhiệt huyết của người lao động, giảm chi phí đào tạo, tăng hiệu suất lao động, … Trước những lợi ích mà các chương trình CSR mang lại tác giả đưa ra kiến nghị xây dựng chương trình CSR phù hợp với Công ty, biến CSR là công cụ giúp cho Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút và giữ chân nhân tài./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

[1] Lê Thảo Chi (2008), “Doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng như thế nào”, Sài gòn giải phóng, các số ngày 4-6/10/2008.

[2] Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR – một số vấn đề lí luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam”.

[3] THS. Nguyễn Thị Thu Trang (2008),“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Doanh nhân 360 (25/08/2008).

[4] Hồ Thị Nga (2008)Trách nhiệm xã hội (CSR), Quan hệ cộng đồng (PR) của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và nghiên cứu tình huống tại công ty khai thác vàng Bồng Miêu.

[5] Allen, N. J., & Meyer, J. P. (1996), Affective, continuance, and normative commitment to the organization An examination of construct validity”, Journal of Vocational Behavior, 252-276.

[6] Backhaus, K., Stone, B., & Heiner, K. (2002), “Exploring the relationship between corporate social performance and employer attractiveness”, Business & Society, 41, 292-318.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sự hài lòng trong công việc của nhân viên và cam kết tổ chức vissan (Trang 37 - 39)