7. Bố cục luận án
1.4. Một số nhận định
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc cho thấy, Bạch đàn pelita có sinh trƣởng nhanh, thân thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại cao; ngoài ra, Bạch đàn pelita có tính chất gỗ khá tốt cho sản phẩm nội thất, ván sàn, xây dựng. Do đó, loài này đóng vai trò quan trọng trong trồng rừng một số nƣớc trên thế giới, trong đó có nƣớc ta, đặc biệt là ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Bạch đàn pelita có mức độ biến dị cao giữa xuất xứ cũng nhƣ giữa gia đình trong xuất xứ. Xuất xứ từ vùng New Guinea có sinh trƣởng nhanh hơn và dạng thân đẹp hơn xuất xứ từ bắc Queensland khi đƣợc trồng trên lập địa mƣa nhiều, tầng đất sâu, ẩm. Ngƣợc lại, những nơi lƣợng mƣa thấp và mùa khô kéo dài thì sự khác biệt giữa các xuất xứ không lớn. Việc chọn lọc cá thể tốt và xây dựng vƣờn giống có thể đem lại tăng thu di truyền đáng kể so với sử dụng hạt giống từ quần thể tự nhiên. Ngoài ra, kết hợp lai giống và sử dụng giống lai khác loài là một hƣớng đi triển vọng để tăng năng suất rừng trồng, mở rộng vùng trồng cũng nhƣ cải thiện tính chất gỗ.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định loài này phù hợp trồng rừng tại các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; một số xuất xứ tốt có thể kể đến là Keru to Mata và Kiriwo (Papua New Guinea) và biến dị giữa gia đình trong xuất xứ rất lớn.
Để phát triển rừng trồng Bạch đàn pelitatheo hƣớng cung cấp gỗ xẻ ở Việt Nam, cần có giống sinh trƣởng nhanh, đồng thời tính chất gỗ phù hợp cho mục đích sử dụng là công việc cần thiết. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đó
công tác nghiên cứu cải thiện giống phải đi trƣớc một bƣớc và những vấn đề mang tính cơ sở khoa học cho cải thiện giống kết hợp sinh trƣởng, tính chất gỗ cần đƣợc tìm hiểu:
+ Mức độ biến dị, khả năng di truyền của tính trạng sinh trƣởng và một số tính chất gỗ nhƣ:đƣờng kính, chiều cao, khối lƣợng riêng, độ co rút, môđun đàn hồi, độ bền uốn tĩnh, và mối quan hệ di truyền giữa các tính trạng.
+ Tƣơng tác kiểu gen - hoàn cảnh đối với các tính trạng sinh trƣởng.
Giải quyết những vấn đề khoa học nói trên sẽ giúp nhà chọn giống xác định đƣợc phƣơng pháp chọn lọc đúng đắn nhất và định hƣớng đƣợc chiến lƣợc cải thiện giống phù hợp, nhằm thu đƣợc tăng thu di truyền thỏa đáng. Đây cũng chính là cơ sở lý luận của đề tài “Nghiên cứu biến dị, khả năng di
truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai)”.
CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU