Khả năng di truyền một số tính trạng tính chất gỗ Bạch đànpelita

Một phần của tài liệu Luận án “Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita (Eucalyptus pellita F. Muell.) tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai) ” (Trang 102 - 104)

7. Bố cục luận án

3.3.2.Khả năng di truyền một số tính trạng tính chất gỗ Bạch đànpelita

Hệ số di truyền tính trạng tính chất gỗ Bạch đàn pelita cho 40 gia đình 11 năm tuổi đạt từ trung bình đến cao (Bảng 3.21), đặc biệt là các giá trị khối lƣợng riêng (h2

= 0,46), co rút thể tích độ ẩm gỗ 12% (h2 = 0,55), co rút tiếp tuyến (h2

= 0,39), co rút xuyên tâm (h2 = 0,37), tỷ lệ T/R (h2 = 0,40 – 0,54), độ bền uốn tĩnh (h2

trạng co rút theo chiều dọc bằng 0, là do ảnh hƣởng của co rút chiều dọc rất nhỏ (chỉ 0,1 – 0,3%).

Bảng 3.21. Hệ số di truyền (h2) và hệ số biến động di truyền lũy tích (CVA) về tính chất gỗ của Bạch đàn pelita 11 năm tuổi tại Pleiku

Chỉ tiêu Trung bình h2 Sai số CVA (%)

PP 13,1 0,41 0,09 7,5 KLR 584,0 0,46 0,27 5,0 SV12 6,4 0,55 0,30 10,5 SV0 9,1 0,16 0,25 3,5 ST12 4,0 0,39 0,28 8,8 SR12 2,5 0,37 0,27 11,8 SL12 0,1 0,00 0,00 0,0 ST0 9,1 0,25 0,25 4,6 SR0 6,3 0,46 0,31 10,6 SL0 0,3 0,00 0,00 0,0 T/R12 1,6 0,54 0,28 10,8 T/R0 1,4 0,40 0,28 6,8 MoR 195,6 0,52 0,27 8,6 MoE 21,2 0,33 0,27 4,5

So sánh hệ số di truyền các tính trạng sinh trƣởng với chất lƣợng gỗ, cho thấy hệ số di truyền tính trạng chất lƣợng gỗ luôn cao hơn hệ số di truyền các tính trạng sinh trƣởng. Nhƣ vậy, khả năng di truyền của tính trạng chất lƣợng gỗ từ đời bố mẹ sang hậu thế cao, đồng thời có thể chọn lọc đƣợc bố mẹ có khả năng di truyền các đặc điểm ƣu việt cho đời con là cao hơn. Hệ số biến động di truyền lũy tích của tính chất gỗ về độ co rút thể tích, tiếp tuyến, xuyên tâm, T/R, độ bền uốn tĩnh khá lớn (9 -11%), trong khi đối với khối lƣợng riêng của gỗ và môđun đàn hồi là thấp (4,5 - 5%). Hệ số di truyền, hệ số biến động di truyền lũy tích cao của các tính trạng tính chất gỗ tính toán

đƣợc trong nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu đã công bố trƣớc đây ở các loài keo và bạch đàn (Đoàn Ngọc Dao, 2012; Bandara et al., 2006; Hai et al., 2008; Hamilton và Potts, 2008; Kien et al., 2008; Kien et al., 2009; Kube et al., 2001; Montes et al., 2007; Raymond và Schimleck, 2002; Schimleck et al., 2004; Thomas et al., 2009; Wei và Borralho, 1998) [4, 25, 59, 63, 76, 78, 79, 92, 106, 112, 119, 130]. Sai số hệ số di truyền tính trạng tính chất cơ lý gỗ có phạm vi biến động lớn là do trong tổng số 104 gia đình trồng khảo nghiệm hậu thế để kết hợp xây dựng vƣờn giống tại Pleiku chỉ có 40 gia đình trên 5 xuất xứ đƣợc lấy mẫu gỗ phân tích các tính chất cơ lý, mỗi gia đình 4 cá thể.

Một phần của tài liệu Luận án “Nghiên cứu biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và một số tính chất gỗ của Bạch đàn pelita (Eucalyptus pellita F. Muell.) tại Bàu Bàng (Bình Dương) và Pleiku (Gia Lai) ” (Trang 102 - 104)