7. Bố cục luận án
3.6.2. Tăng thu di truyền lý thuyết một số tính chất gỗ
Trên cơ sở vƣờn giống thế hệ một Bạch đàn pelita tại Pleiku – Gia Lai, giả định tại thời điểm nghiên cứu chúng ta tiến hành chọn lọc 5% số cây để dẫn dòng nhân giống vô tính hoặc 10% số cây thu hái hạt giống trồng từ hạt. Đối với chỉ tiêu pilodyn, khối lƣợng riêng, môđun đàn hồi và độ bền uốn tĩnh chọn lọc số cây có chỉ số cao nhất; còn chỉ tiêu co rút thể tích, co rút tiếp tuyến, co rút xuyên tâm, tỷ lệ co rút tiếp tuyến/xuyên tâm chọn lọc số cây có chỉ số thấp nhất trong vƣờn giống.
Kết quả nghiên cứu tăng thu di truyền lý thuyết tính trạng tính chất gỗ (Bảng 3.27) cho thấy: Tăng thu di truyền tính chất cơ lý gỗ với tỷ lệ chọn lọc 10% với tỷ lệ co rút tiếp tuyến – xuyên tâm ở độ ẩm 0% có giá trị tăng thu cao nhất (24%), tiếp theo là tỷ lệ co rút tiếp tuyến – xuyên tâm độ ẩm 12% và co rút thể tích không khí cùng tăng thu 15%, còn độ bền uốn tĩnh đạt 12%, khối lƣợng riêng 6%. Nói chung, thông qua kết quả tăng thu di truyền một số tính chất cơ lý gỗ, những tính chất quan trọng của gỗ nhƣ khối lƣợng riêng, co rút thể tích, tỷ lệ co rút tiếp tuyến – xuyên tâm, độ bền uốn tĩnh có tăng thu di truyền đáng kể từ 3% đến 24%. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng chọn lọc cá thể tốt nhất từ vƣờn giống để thu hái hạt giống có thể đem lại tăng thu di truyền đáng kể. Một giải pháp để đƣa nhanh giống ƣu việt vào sản xuất là chọn 5% cá thể tốt nhất trong vƣờn giống sau đó áp dụng biện pháp ken cây lấy hom, dẫn dòng phục vụ nhân giống vô tính để tiếp tục nghiên cứu và phát triển vào sản xuất. Biện pháp này có thể nâng cao năng suất và chất lƣợng rừng trồng lên cao nhất, tăng thu về khối lƣợng riêng lên 7%, co rút thể tích, tỷ lệ co rút tiếp tuyến/xuyên tâm 17% và độ bền uốn tĩnh lên 14%. Tuy nhiên, do sinh trƣởng và tính chất cơ lý gỗ là hai tính trạng độc lập; chính vì vậy, sẽ chọn gia đình
và cá thể có khả năng sinh trƣởng tốt, sau đó mới chọn gia đình/cá thể có tính chất cơ lý gỗ phù hợp yêu cầu sử dụng gỗ, phƣơng pháp này gọi là phƣơng pháp trƣớc – sau (Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng, 2003) [11].
Bảng 3.27. Tăng thu di truyền lí thuyết tính trạng tính chất gỗ Bạch đàn pelita 11 năm tuổi tại Pleiku
Tỷ lệ chọn Cƣờng độ chọn
Tăng thu di truyền lý thuyết (%)
PP KLR SV12 SV0 ST12 SR12 ST0 SR0 T/R12 T/R0 MoE12 MOR 12 5% 2,063 9,85 7,42 17,18 3,44 11,87 16,14 5,19 15,38 17,32 28,53 0,35 13,59 10% 1,755 8,38 6,31 14,62 2,92 10,10 13,73 4,42 13,09 14,73 24,27 0,30 11,56 30% 1,159 5,53 4,17 9,65 1,93 6,67 9,07 2,92 8,64 9,73 16,03 0,20 7,64 50% 0,798 3,81 2,87 6,65 1,33 4,59 6,24 2,01 5,95 6,70 11,04 0,14 5,26