1. 2.Mục tiêu, vai trò và ý nghĩa của quản trị nhân lực
2.1.4. Cơ sở vật chất và nguồn tài chính
Trường có trụ sở tại xã Nam Sơn - An Dương - Hải Phòng. Đây là địa điểm có vị trí thuận lợi trên mặt đường 5, sát ngay trung tâm thành phố Hải Phòng (tổng diện tích đất hơn 108.378 m2). Địa điểm trên có giao thông thuận tiện phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới cơ sở dạy nghề của thành phố Hải Phòng. Trường được thiết kế xây dựng theo kiến trúc hiện đại với đầy đủ các phòng ban riêng biệt, các khối phòng học lý thuyết, xưởng thực hành,… có không gian rộng, thoáng mát tạo điều kiện thoải mái cho HSSV trong học tập.
Ngoài ra, nhà Trường còn được xây dựng thêm nhiều khối phòng chức năng khác đáp ứng được các nhu cầu của HSSV như: hội trường được bố trí 200 chỗ ngồi thuận tiện cho tổ chức hội họp, giao lưu văn nghệ; ký túc xá có thể giải quyết nhu cầu lưu trú cho HSSV của Trường. Đồng thời, để đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của HSSV, trường tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp thư viện của trường.
Trường đặc biệt quan tâm đầu tư đến khối xưởng thực hành: có nhiều máy móc, thiết bị học tập được trang bị đồng bộ, hiện đại, HSSV sau giờ học lý thuyết sẽ được làm quen, thực hành ngay. Điều này đem lại sự hứng thú và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập, cũng như giúp học viên nắm vững, nâng cao trình độ chuyên môn.
Bảng 2.1. Cở sở vật chất của trường
TT Nội dung Năm Năm Năm Năm
2013 2014 2015 2016 1 Diện tích hạng mục công trình (diện tích đang sử dụng-m2) 1.1. Khu hiệu bộ 6.164,3 6.164,3 6.164,3 6.164,3 1.2. Phòng học lý thuyết 15.111,3 15.111,3 15.111,3 15.111,3 1.3. Xưởng thực hành 1300 1560 1560 1560 1.4. Khu phục vụ - Thư viện 200 300 300 300 - Ký túc xá 2500 2500 2500 2500 - Nhà ăn 600 800 800 800 - Trạm y tế 200 200 200 200 - Khu thể thao 0 1000 1000 1000
2 Tổng số đầu sách của trường 2455 5000 5000 5000
Trong đó, đầu sách chuyên ngành 985 4000 4000 4000
3 Tổng số máy tính của trường 156 270 270 275
- Dùng cho văn phòng 121 90 90 95
- Dùng cho HSSVhọc tập 35 180 180 180
( Nguồn: phòng quản trị cơ sở vật chất cung cấp)
Về nguồn lực tài chính, Nhà trường đã huy động tối đa các nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính.
Nguồn tài chính:
+ Nguồn chi thường xuyên
+ Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia + Nguồn thu học phí, lệ phí
+ Nguồn tài trợ của dự án nước ngoài Chi tài chính:
+ Đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị + Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên + Biên soạn giáo trình
+ Chi lương, các khoản trích theo lương + Chi phúc lợi xã hội
Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường được xây dựng hàng năm dựa vào quy định của Nhà nước, tình hình thực tế của Nhà trường. Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, Nhà trường đã đạt hiệu quả cao hơn.
Nhờ có cơ chế tự chủ nên Nhà trường đã chủ trương tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, văn phòng phẩm, vật tư phục vụ cho hoạt động đào tạo và quản lý.
Nhà trường có chế độ khen thưởng giúp khích lệ, động viên tinh thần làm việc của cán bộ, giảng viên.
Ngoài ra, Nhà trường còn có quy định chi thưởng cho cá nhân, tập thể tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên dạy giỏi để khuyến khích cán bộ, giảng viên tích cực thi đua lao động, sáng tạo.
Các nguồn thu cơ bản của Nhà trường là từ Ngân sách Nhà nước và thu học phí, lệ phí, các hoạt động sự nghiệp khác nhưng không nhiều nên chế độ ưu đãi về tài chính với cán bộ, giảng viên còn thấp.
Để nâng cao hiệu quả trong quản trị nhân lực của Nhà trường thì trường cần phải hoàn thiện về hệ thống cơ sở vật chất và đảm bảo nguồn tài chính, từng bước nâng cao ưu đãi về tài chính với cán bộ, giảng viên.